MỘT GÓC NHÌN VỀ CHỢ CHỨNG KHOÁN
Phạm Duy Nghĩa (NQL 4/2008)
Sáu năm gần như tập dượt èo uột, năm thứ bảy nhảy nhót với những lướt sóng ồn ào, năm thứ tám đột ngột ủ rũ, chợ chứng khoán Việt Nam bị xô đẩy bởi đủ loại tin đồn. Như xem lại một bộ phim quay chậm, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ và một cách nhìn về cái thị trường có vẻ vừa xa lạ, vừa đỏng đảnh này.
Dù đã biết chút chút đỏ đen hụi họ, số đông người nước ta tập làm quen với chợ vốn từ thuở quỹ tín dụng mọc nên như nấm. Lãi cao rồi tan vỡ, sự sụp đổ của các quỹ tín dụng hơn 20 năm về trước đã giáng một cú trời giáng vào niềm tin của người dân vào kiểu huy động vốn rộng rãi hứa trả lãi của người kinh doanh. Từ các doanh nghiệp gia đình các công ty đã mọc lên. Dù tên gọi là cổ phần hay hữu hạn, song nếu các thành viên đều là thân hữu, việc chuyển nhượng vốn đều lọt sàng xuống nia giữa những người quen, các doanh nghiệp ấy vẫn chưa có dáng dấp các công ty thực sự. Được nhà nước dựng ra từ năm 2000, song hồi lâu ít hàng, không kẻ mua người bán, chợ chứng khoán đìu hiu là điều dễ hiểu.
Khi cổ phần, được xác nhận bằng cổ phiếu, có cơ hội tự do chuyển đổi; khi lòng ham muốn mau chóng làm giàu từ mua đi bán lại cổ phiếu được khuấy động náo nhiệt bởi những cò chứng khoán, bởi những báo chí quen rút tít và giật dây mà ít phải chịu trách nhiệm về lời lẽ của mình, chợ chứng khoán bỗng sôi réo mau lẹ. Khách chen chân mở tài khoản, nhiều công ty chứng khoán làm cao, lời lãi trên giấy thành tiền tươi, nhà sang, xe xịn. Cơn khát kiếm tiền đổi nhanh thành sóng thành gió, nông dân, người thợ, có chút để dành là người ta thành cổ đông, một nghề mới-nhà đầu tư-đã ra đời.
Một năm sôi réo bỗng giúp các ngân hàng ốm yếu xưa nay bỗng nở nang, vốn lấy từ dân cư trở nên rẻ hơn nhiều vay bởi các ngân hàng, một cuộc huy động vốn quy mô rộng rãi đã diễn ra tìm cách chảy vào khu vực kinh doanh. Một chợ với kỷ luật khắt khe của thị trường sẽ uốn dòng vốn đó vào những nơi hiệu quả, các công ty đại chúng với ngàn vạn cổ đông có cơ may xuất hiện, chúng ta thêm một lần gần hơn với chợ vốn toàn cầu.
Chỉ có điều, tính minh bạch của các công ty thấp, các báo cáo tài chính ít đáng tin cậy, các cổ đông có phần chưa quen phân tích rủi ro dựa trên chứng cứ mà vồn vã mua vào bán ra phỏng theo những tin đồn… tất cả những điều ấy đã làm cho tấm huy chương của chợ chứng khoán mau chóng chuyển gam màu. Rồi một ngày chợ ở Mỹ khó khăn, tiền đô-la nước ấy mất giá, mua nguyên liệu đắt từ Tàu, bán hàng rẻ sang Mỹ, thiệt đơn thiệt kép, doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu kêu. Nền kinh tế bay vào vùng thời tiết xấu, tin ấy lan nhanh, những cuộc tháo chạy khi chợ chứng khoán bước vào tuổi thứ tám cũng hỗn nhiệt chẳng khác gì khi tranh mua mua một năm về trước.
Đã dựng nên chợ rồi, nhà nước cỏ vẻ như đang sốt sắng muốn lấy tiền dân góp sức mua vào để cứu cái chợ ấy. Đó là một phản ứng hơn là một tầm nhìn. Quan trọng và dài hơi hơn là xây dựng các thể chế làm cho quản trị công ty trở nên minh bạch, cho kiểm toán tư nhân hoàn toàn độc lập, cho các giám đốc và nhà quản lý công ty buộc phải có trách nhiệm với cổ đông đã tin tưởng vào mình. Thêm nữa, Ủy ban chứng khoán phải là một thiết chế độc lập, tự chịu trách nhiệm về mọi hành xử của mình vì lợi ích của các nhà đầu tư, hơn là một đơn vị thuộc quyền của Bộ Tài chính.
Trồi sụt chứng khoán, những học phí bằng tiền của, nước mắt, và có thể là sức khỏe, tính mạng.. của từng nhà đầu tư hy vọng sẽ mang lại những cảm nhận mới về vai trò mà nhà nước cần phải giữ trong một thời buổi nền kinh tế đã trở nên rất tinh vi và khó điều tiết chỉ bởi các mệnh lệnh.
Phạm Duy Nghĩa (NQL 4/2008)
Sáu năm gần như tập dượt èo uột, năm thứ bảy nhảy nhót với những lướt sóng ồn ào, năm thứ tám đột ngột ủ rũ, chợ chứng khoán Việt Nam bị xô đẩy bởi đủ loại tin đồn. Như xem lại một bộ phim quay chậm, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ và một cách nhìn về cái thị trường có vẻ vừa xa lạ, vừa đỏng đảnh này.
Dù đã biết chút chút đỏ đen hụi họ, số đông người nước ta tập làm quen với chợ vốn từ thuở quỹ tín dụng mọc nên như nấm. Lãi cao rồi tan vỡ, sự sụp đổ của các quỹ tín dụng hơn 20 năm về trước đã giáng một cú trời giáng vào niềm tin của người dân vào kiểu huy động vốn rộng rãi hứa trả lãi của người kinh doanh. Từ các doanh nghiệp gia đình các công ty đã mọc lên. Dù tên gọi là cổ phần hay hữu hạn, song nếu các thành viên đều là thân hữu, việc chuyển nhượng vốn đều lọt sàng xuống nia giữa những người quen, các doanh nghiệp ấy vẫn chưa có dáng dấp các công ty thực sự. Được nhà nước dựng ra từ năm 2000, song hồi lâu ít hàng, không kẻ mua người bán, chợ chứng khoán đìu hiu là điều dễ hiểu.
Khi cổ phần, được xác nhận bằng cổ phiếu, có cơ hội tự do chuyển đổi; khi lòng ham muốn mau chóng làm giàu từ mua đi bán lại cổ phiếu được khuấy động náo nhiệt bởi những cò chứng khoán, bởi những báo chí quen rút tít và giật dây mà ít phải chịu trách nhiệm về lời lẽ của mình, chợ chứng khoán bỗng sôi réo mau lẹ. Khách chen chân mở tài khoản, nhiều công ty chứng khoán làm cao, lời lãi trên giấy thành tiền tươi, nhà sang, xe xịn. Cơn khát kiếm tiền đổi nhanh thành sóng thành gió, nông dân, người thợ, có chút để dành là người ta thành cổ đông, một nghề mới-nhà đầu tư-đã ra đời.
Một năm sôi réo bỗng giúp các ngân hàng ốm yếu xưa nay bỗng nở nang, vốn lấy từ dân cư trở nên rẻ hơn nhiều vay bởi các ngân hàng, một cuộc huy động vốn quy mô rộng rãi đã diễn ra tìm cách chảy vào khu vực kinh doanh. Một chợ với kỷ luật khắt khe của thị trường sẽ uốn dòng vốn đó vào những nơi hiệu quả, các công ty đại chúng với ngàn vạn cổ đông có cơ may xuất hiện, chúng ta thêm một lần gần hơn với chợ vốn toàn cầu.
Chỉ có điều, tính minh bạch của các công ty thấp, các báo cáo tài chính ít đáng tin cậy, các cổ đông có phần chưa quen phân tích rủi ro dựa trên chứng cứ mà vồn vã mua vào bán ra phỏng theo những tin đồn… tất cả những điều ấy đã làm cho tấm huy chương của chợ chứng khoán mau chóng chuyển gam màu. Rồi một ngày chợ ở Mỹ khó khăn, tiền đô-la nước ấy mất giá, mua nguyên liệu đắt từ Tàu, bán hàng rẻ sang Mỹ, thiệt đơn thiệt kép, doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu kêu. Nền kinh tế bay vào vùng thời tiết xấu, tin ấy lan nhanh, những cuộc tháo chạy khi chợ chứng khoán bước vào tuổi thứ tám cũng hỗn nhiệt chẳng khác gì khi tranh mua mua một năm về trước.
Đã dựng nên chợ rồi, nhà nước cỏ vẻ như đang sốt sắng muốn lấy tiền dân góp sức mua vào để cứu cái chợ ấy. Đó là một phản ứng hơn là một tầm nhìn. Quan trọng và dài hơi hơn là xây dựng các thể chế làm cho quản trị công ty trở nên minh bạch, cho kiểm toán tư nhân hoàn toàn độc lập, cho các giám đốc và nhà quản lý công ty buộc phải có trách nhiệm với cổ đông đã tin tưởng vào mình. Thêm nữa, Ủy ban chứng khoán phải là một thiết chế độc lập, tự chịu trách nhiệm về mọi hành xử của mình vì lợi ích của các nhà đầu tư, hơn là một đơn vị thuộc quyền của Bộ Tài chính.
Trồi sụt chứng khoán, những học phí bằng tiền của, nước mắt, và có thể là sức khỏe, tính mạng.. của từng nhà đầu tư hy vọng sẽ mang lại những cảm nhận mới về vai trò mà nhà nước cần phải giữ trong một thời buổi nền kinh tế đã trở nên rất tinh vi và khó điều tiết chỉ bởi các mệnh lệnh.
Comments