Vụ ông anh của lãnh tụ Bắc Hàn bị giết, báo chí Việt
Nam chỉ chăm chú xào xáo tin nước ngoài, đưa tin giật gân. Lấy cảm hứng từ nữ nghi
can quê ở Nam Định, Thời báo New
York có một bài thật hay, khám phá thân phận hàng chục triệu người lao động di
trú tràn khắp Đông Nam Á, trong đó có vô số phụ nữ Việt Nam, làm đủ thứ nghề trên quê
người, từ xoa bóp tới bán dâm. Báo chí đứng đắn điều tra, khám phá, giúp người
đọc hiểu biết hơn, và thương hơn thân phận con người. Chỉ có điều đáng buồn, báo
chí nhân văn và bạn đọc nhân văn đã trở thành những loài hiếm dần ở nước ta.
1. Dẫn nhập : Đầu năm 1845 khi phê bình triết gia Feuerbach, Karl Marx, lúc ấy còn khá trẻ, đã viết câu trên đây, câu sau này được dịch sang tiếng Anh và khắc trên mộ của ngài “ Die Philosophen haben die Welt nur verschieden interpretirt , es kömmt drauf an sie zu verändern - các triết gia chỉ tìm cách giải thích thế giới khác nhau, cái chính là phải tìm cách thay đổi thế giới ấy”. Gần 180 năm sau, Acemoglu & đồng sự, nhận được giải Nobel năm 2024, vì những đóng góp giải thích các nền văn minh thịnh hay suy tàn là do thể chế. Điều ấy đúng, hoặc đúng một phần. Nhân dịp này, cựu học viên Fulbright mời chúng tôi mạn đàm về thể chế. “Kỷ nguyên vươn mình”, nếu các bạn thích dùng chữ ấy, mong sẽ là tỉnh thức, bắt đầu với hành động. Nói đã đủ nhiều, đến lúc phải làm, làm nhiều hơn. Ở đất nước chúng ta, vinh quang thuộc về những con người hành động, công khai hay thầm lặng, ngày mỗi ngày bền bỉ làm cho thể chế n...