Skip to main content

Đằng sau những sân golf

ĐẰNG SAU NHỮNG SÂN GOLF

Trái quy hoạch tổng thể Thủ tướng đã ký, các địa phương lại lăm le thu hồi đất để cấp cho các chủ sân golf. Quy hoạch, giao dự án, thu hồi và giao đất cho chủ đầu tư, đằng sau những ngôn từ hành chính khô khốc ấy, sự hấp dẫn chính là từ đất; sân golf trở thành sân chia lợi ích cho những người được dự phần.

Đứng ngoài rìa nhìn cuộc chia lợi ích ấy chính là những người nông dân từng cặm cụi canh tác trên mảnh đất xưa của tổ tiên, sân golf đâu có tạo thêm đáng kể việc làm cho gia đình của họ. Đứng ngoài rìa sẽ là những thế hệ cháu con mất dần đất trồng lúa, mất dần an ninh lương thực, mất dần cả nguồn nước ngọt khan hiếm từng ngày. Đua nhau kiến nghị lập dự án sân golf, người ta chiều theo tiện ích người có của mà xao nhãng dần sân chơi, nơi luyện tập hay công viên cho quảng đại dân nghèo.
Ồn ào sân golf, thêm một lần nữa cho thấy nguy cơ các quyết định hành chính bị dẫn dắt bởi những nhóm lợi ích đầy thế lực, ham muốn giữ chỗ hoặc giành lấy quỹ đất cho các dự án bất động sản trá hình ẩn sau những dự án mỹ miều. Nếu thiếu những thiết chế đại diện hợp lý, hám lợi ngắn, quên lợi ích lâu dài quốc gia, ai sẽ lo phân phối phúc lợi công bằng cho toàn xã hội.
Địa phương đề xuất trái quy hoạch của Chính phủ, đằng sau các kiến nghị ồ ạt lập thêm dự án sân golf là hiện trạng kỷ luật hành chính quốc gia đáng cảnh báo. Sức mạnh của nền hành pháp cốt ở tính tuân thủ. “Trên bảo, dưới không nghe”, đằng sau sân golf là những quyền lực đã được trao dần cho chính quyền các tỉnh, nếu thiếu kiểm soát mạnh mẽ, quá trình tản quyền ấy sẽ làm suy yếu dần năng lực quy hoạch và làm tê liệt khả năng điều tiết kinh tế của chính quyền trung ương.
Ước đến một ngày chơi golf trở thành thú vui bình dân trên đất nước chúng ta. Muốn vậy, xin đừng để phần đông dân chúng đứng ngoài rìa cuộc chia phần của các ông chủ ẩn đằng sau những sân golf.

Comments

Popular posts from this blog

Nhàn đàm về thể chế

  1.            Dẫn nhập : Đầu năm 1845 khi phê bình triết gia Feuerbach, Karl Marx, lúc ấy còn khá trẻ, đã viết câu trên đây, câu sau này được dịch sang tiếng Anh và khắc trên mộ của ngài “ Die Philosophen haben die Welt nur verschieden  interpretirt , es kömmt drauf an sie zu  verändern - các triết gia chỉ tìm cách giải thích thế giới khác nhau, cái chính là phải tìm cách thay đổi thế giới ấy”. Gần 180 năm sau, Acemoglu & đồng sự, nhận được giải Nobel năm 2024, vì những đóng góp giải thích các nền văn minh thịnh hay suy tàn là do thể chế. Điều ấy đúng, hoặc đúng một phần. Nhân dịp này, cựu học viên Fulbright mời chúng tôi mạn đàm về thể chế. “Kỷ nguyên vươn mình”, nếu các bạn thích dùng chữ ấy, mong sẽ là tỉnh thức, bắt đầu với hành động. Nói đã đủ nhiều, đến lúc phải làm, làm nhiều hơn. Ở đất nước chúng ta, vinh quang thuộc về những con người hành động, công khai hay thầm lặng, ngày mỗi ngày bền bỉ làm cho thể chế n...

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượ...

Học và Dạy Luật Đất đai trong các trường luật ở Việt Nam

Tặng các bạn học và dạy Luật Đất đai 1.       Dẫn đề : Nước ta đã có gần 100 cơ sở đào tạo luật (để thuận tiện, sau đây gọi chung là các trường luật). Ở bậc cử nhân, các trường luật thường giảng dạy Môn học Luật Đất đai. Nội dung giảng dạy môn học này ở các trường khá giống nhau, bám sát cấu trúc của Luật Đất đai, thường bắt đầu từ Chế độ sở hữu, Các loại đất, Quyền & Nghĩa vụ của Người sử dụng đất, cho tới Hành chính đất đai và Giải quyết tranh chấp đất đai. Trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực, nội dung đồ sộ của đạo luật này cần được nghiên cứu & giảng dạy như thế nào cho hiệu quả. Trong khuôn khổ Hội thảo tại một trường luật như Khoa Luật ĐH Mở TPHCM, sẽ là hữu ích, nếu có thể góp phần tìm hiểu đạo luật mới này, song đồng thời cũng tìm cách đổi mới cách nghiên cứu, giảng dạy pháp luật đất đai, giúp cho môn học này hấp dẫn, thiết thực hơn với người học. Phần thảo luận dưới đây góp phần vào 2 nội dung nêu trên. 2.    ...