KHI THANH TRA GIAO THÔNG PHẠM LUẬT
Đã phạm luật giao thông, đối mặt với cảnh sát, có tin đưa rằng một ông Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT còn rút thẻ khoe danh tính của mình. Nếu quả đúng như vậy thì một giây ứng xử không khéo, thành chuyện của làng báo, ồn ào một lát rồi lại chìm, đến bao giờ quan phạm luật cũng nhất loạt bị xử như dân thường ở đất nước chúng ta.
Phó chánh thanh tra chỉ là một chức quan nhỏ, có thể như một bản năng ông ấy rút thẻ những mong tước vị tạo ra ngoại lệ cho mình. Ngôi càng cao thì quyền càng lớn, quyền càng lớn thì ngoại lệ càng nhiều, luật pháp bất vị thân là mơ ước tự ngàn xưa, song để điều mơ ước ấy trở thành thực tế còn rất nhiều việc phải làm.
Quan cũng như dân, đã phạm luật thì phải bị xử như nhau. Ấy là chuyện công bằng về trách nhiệm pháp lý, bởi quan cũng là người, ai trên đời mà chẳng mắc sai lầm. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm pháp lý ấy, người làm quan đáng ra còn phải chịu một thứ trách nhiệm nữa được gọi là trách nhiệm giải trình.
Nhận sự ủy trị từ nơi dân, người công chức thực thi công lực, cái quyền ấy có gốc rễ từ quyền lực công của toàn thể nhân dân. Cây gậy cảnh sát, thẻ thanh tra, đã nhận lấy thì phải chịu trách nhiệm trước người trao quyền. Vì vậy, không chỉ chịu trách nhiệm như dân thường, nếu quan chức hay chính khách phạm pháp, đáng lẽ ra họ phải chịu những trách nhiệm khắt khe hơn.
Điều ấy thường được thể hiện trong quy trình tuyển lựa, thăng giáng hay thải hồi công chức. Điều ấy được thực thi qua sức ép của công luận, kỷ luật của đảng phái, dẫn đến những phiên sát hạch, điều trần, luận tội, bỏ phiếu bất tín nhiệm. Người làm quan thường vất vả hơn dân thường bởi phải giải trình những việc mình làm. Dân thường thì tự do làm giàu, song quan chức phải minh bạch tài sản, kê khai thu nhập. Nếu làm điều gì sai trái, dân thường có khi âm thầm xấu hổ với liêm sỉ của mình, còn quan chức phải chịu sự lên án công khai ồn ào trên mặt báo.
Bởi thế, nếu có chuyện ông thanh tra giao thông phạm luật giao thông thì chuyện ấy không chỉ còn là chuyện riêng tư. Một giây ứng xử không khéo, thêm một dịp đã trở thành một dư luận để người dân nước ta đòi hỏi người làm quan phải chịu trách nhiệm với những ông chủ đã trao quyền. Khi dân ta thêm khắt khe giám sát quan chức nhà nước, ấy chính là dân ta làm chủ, nhà nước khi ấy mới càng thêm là nhà nước của dân./.
P/S: Có vẻ như Chánh thanh tra Bộ GTVT nói rằng tin dưới đây không đúng, không thể xác tín:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/373633/Pho-chanh-thanh-tra-Bo-Giao-thong-vi-pham-Luat-giao-thong.html
Đã phạm luật giao thông, đối mặt với cảnh sát, có tin đưa rằng một ông Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT còn rút thẻ khoe danh tính của mình. Nếu quả đúng như vậy thì một giây ứng xử không khéo, thành chuyện của làng báo, ồn ào một lát rồi lại chìm, đến bao giờ quan phạm luật cũng nhất loạt bị xử như dân thường ở đất nước chúng ta.
Phó chánh thanh tra chỉ là một chức quan nhỏ, có thể như một bản năng ông ấy rút thẻ những mong tước vị tạo ra ngoại lệ cho mình. Ngôi càng cao thì quyền càng lớn, quyền càng lớn thì ngoại lệ càng nhiều, luật pháp bất vị thân là mơ ước tự ngàn xưa, song để điều mơ ước ấy trở thành thực tế còn rất nhiều việc phải làm.
Quan cũng như dân, đã phạm luật thì phải bị xử như nhau. Ấy là chuyện công bằng về trách nhiệm pháp lý, bởi quan cũng là người, ai trên đời mà chẳng mắc sai lầm. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm pháp lý ấy, người làm quan đáng ra còn phải chịu một thứ trách nhiệm nữa được gọi là trách nhiệm giải trình.
Nhận sự ủy trị từ nơi dân, người công chức thực thi công lực, cái quyền ấy có gốc rễ từ quyền lực công của toàn thể nhân dân. Cây gậy cảnh sát, thẻ thanh tra, đã nhận lấy thì phải chịu trách nhiệm trước người trao quyền. Vì vậy, không chỉ chịu trách nhiệm như dân thường, nếu quan chức hay chính khách phạm pháp, đáng lẽ ra họ phải chịu những trách nhiệm khắt khe hơn.
Điều ấy thường được thể hiện trong quy trình tuyển lựa, thăng giáng hay thải hồi công chức. Điều ấy được thực thi qua sức ép của công luận, kỷ luật của đảng phái, dẫn đến những phiên sát hạch, điều trần, luận tội, bỏ phiếu bất tín nhiệm. Người làm quan thường vất vả hơn dân thường bởi phải giải trình những việc mình làm. Dân thường thì tự do làm giàu, song quan chức phải minh bạch tài sản, kê khai thu nhập. Nếu làm điều gì sai trái, dân thường có khi âm thầm xấu hổ với liêm sỉ của mình, còn quan chức phải chịu sự lên án công khai ồn ào trên mặt báo.
Bởi thế, nếu có chuyện ông thanh tra giao thông phạm luật giao thông thì chuyện ấy không chỉ còn là chuyện riêng tư. Một giây ứng xử không khéo, thêm một dịp đã trở thành một dư luận để người dân nước ta đòi hỏi người làm quan phải chịu trách nhiệm với những ông chủ đã trao quyền. Khi dân ta thêm khắt khe giám sát quan chức nhà nước, ấy chính là dân ta làm chủ, nhà nước khi ấy mới càng thêm là nhà nước của dân./.
P/S: Có vẻ như Chánh thanh tra Bộ GTVT nói rằng tin dưới đây không đúng, không thể xác tín:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/373633/Pho-chanh-thanh-tra-Bo-Giao-thong-vi-pham-Luat-giao-thong.html
Comments