MẤT VIỆC VÌ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC
Phạm Duy Nghĩa
Hàng ngàn bạn đọc chia sẻ nỗi bất bình của cô cử nhân trẻ đã mất việc chỉ vì có bằng đại học. Thua kiện ở toà án tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình kháng cáo, Toà án nhân dân tối cao huỷ án sơ thẩm. Sau gần 3 năm không công ăn việc làm, cuộc lao đao tìm công lý của cô gái trẻ lại bắt đầu.
Người ta vẫn bảo xứ ta ham học. 16 năm đèn sách, công bằng là ở chỗ những cố gắng báo hiếu cha mẹ và tự lập thân của những người trẻ tuổi phải được xã hội ghi nhận. Có thể quan liêu cố tìm “cử nhân cao đẳng” như Sở Nội vụ Quảng Bình, cũng có thể vô cảm đưa đi đẩy lại như trường hợp cô cử nhân đỗ ưu về tỉnh Nghệ An hàng năm chờ việc, có thể chỗ làm ấy đã được xếp sẵn cho trăm mối quen thân, cũng có thể còn thiếu ở đâu đó những chiếc phong bì.. nguyên nhân dù có khác nhau, song cách đối xử không công bằng ấy nếu được lặp lại và trở thành chuyện thường ngày thì thật đáng báo động.
Thứ nhất, cách đối xử ấy tạo ra những tín hiệu lệch lạc về giá trị sống làm người. “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”, chen chân mua vàng và căn hộ chung cư để tích trữ và kiếm lời, một quốc gia mạnh không bởi quốc dân hăng hái đầu cơ. Bon chen và giành giật, gặp cảnh sát giao thông, cảnh thường thấy là người có dấu hiệu vi phạm nỉ non xin thông cảm hoặc đưa tiền nhờ cảnh sát xử lý giùm. Chúng ta đang sống với những thế hệ im lặng dần trước sức mạnh của tiền bạc và chủ nghĩa thân quen. Muốn khuyến khích sự học thì việc tuyển dụng nhân viên phải dựa trên kiến thức thật, nếu chưa thể tin kiến thức thật thì chí ít cũng phải tin vào bằng cấp. Thải loại cô cử nhân trẻ để tìm người học cấp thấp hơn, quan chức Sở Nội vụ Quảng Bình đã làm cho vụ việc trở nên bi hài khi cố kháng cáo vòng vo qua năm tháng nhằm bảo vệ những quyết định khó có thể thấu tình đạt lý của mình. Khi người lớn cố chấp, chúng ta trở nên nhỏ. Khi người nhỏ nao núng mất chí khí, chúng ta tuy trẻ song trở nên yếu, nên già.
Thứ hai, đối xử với những người trẻ tuổi hôm nay như thế nào, ngày mai chúng ta sẽ nhận lại được một tương lai tương ứng. Những người trẻ, có nhiệt tình và kiến thức sẽ xa dần bộ máy công quyền. Nếu bước vào công sở ta chỉ gặp những người giỏi quen và giỏi bon chen, bộ máy ấy khó có thể nghĩ và hành xử vì nhân dân. Thiếu sinh khí và khí phách sáng tạo, chính quyển làm sao đủ mạnh mẽ mà gánh lấy việc dân.
Phạm Duy Nghĩa
Hàng ngàn bạn đọc chia sẻ nỗi bất bình của cô cử nhân trẻ đã mất việc chỉ vì có bằng đại học. Thua kiện ở toà án tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình kháng cáo, Toà án nhân dân tối cao huỷ án sơ thẩm. Sau gần 3 năm không công ăn việc làm, cuộc lao đao tìm công lý của cô gái trẻ lại bắt đầu.
Người ta vẫn bảo xứ ta ham học. 16 năm đèn sách, công bằng là ở chỗ những cố gắng báo hiếu cha mẹ và tự lập thân của những người trẻ tuổi phải được xã hội ghi nhận. Có thể quan liêu cố tìm “cử nhân cao đẳng” như Sở Nội vụ Quảng Bình, cũng có thể vô cảm đưa đi đẩy lại như trường hợp cô cử nhân đỗ ưu về tỉnh Nghệ An hàng năm chờ việc, có thể chỗ làm ấy đã được xếp sẵn cho trăm mối quen thân, cũng có thể còn thiếu ở đâu đó những chiếc phong bì.. nguyên nhân dù có khác nhau, song cách đối xử không công bằng ấy nếu được lặp lại và trở thành chuyện thường ngày thì thật đáng báo động.
Thứ nhất, cách đối xử ấy tạo ra những tín hiệu lệch lạc về giá trị sống làm người. “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”, chen chân mua vàng và căn hộ chung cư để tích trữ và kiếm lời, một quốc gia mạnh không bởi quốc dân hăng hái đầu cơ. Bon chen và giành giật, gặp cảnh sát giao thông, cảnh thường thấy là người có dấu hiệu vi phạm nỉ non xin thông cảm hoặc đưa tiền nhờ cảnh sát xử lý giùm. Chúng ta đang sống với những thế hệ im lặng dần trước sức mạnh của tiền bạc và chủ nghĩa thân quen. Muốn khuyến khích sự học thì việc tuyển dụng nhân viên phải dựa trên kiến thức thật, nếu chưa thể tin kiến thức thật thì chí ít cũng phải tin vào bằng cấp. Thải loại cô cử nhân trẻ để tìm người học cấp thấp hơn, quan chức Sở Nội vụ Quảng Bình đã làm cho vụ việc trở nên bi hài khi cố kháng cáo vòng vo qua năm tháng nhằm bảo vệ những quyết định khó có thể thấu tình đạt lý của mình. Khi người lớn cố chấp, chúng ta trở nên nhỏ. Khi người nhỏ nao núng mất chí khí, chúng ta tuy trẻ song trở nên yếu, nên già.
Thứ hai, đối xử với những người trẻ tuổi hôm nay như thế nào, ngày mai chúng ta sẽ nhận lại được một tương lai tương ứng. Những người trẻ, có nhiệt tình và kiến thức sẽ xa dần bộ máy công quyền. Nếu bước vào công sở ta chỉ gặp những người giỏi quen và giỏi bon chen, bộ máy ấy khó có thể nghĩ và hành xử vì nhân dân. Thiếu sinh khí và khí phách sáng tạo, chính quyển làm sao đủ mạnh mẽ mà gánh lấy việc dân.
Cô cử nhân mất việc ở Quảng Bình, việc tuy lớn đối với cuộc đời riêng, song vẫn là chuyện rất nhỏ trong ngổn ngang tơ vò vàng lên giá, kinh tế, môi sinh suy thoái. Chỉ có điều một chính quyền thường giành lấy sự chính danh và tử tế từ ngàn vạn điều nhỏ nhỏ ấy. Khuyến khích sự học không chỉ là định hướng xa xôi, mà cần được cụ thể hoá qua chính sách đối xử công bằng trong tuyển lựa và đãi ngộ. Chính sách ấy phải được giám sát và ép buộc thực thi, kể cả trong những trường hợp cụ thể mang tính cá nhân.
Comments