ĐẠI HỌC VÀ CUỘC CẠNH TRANH Ý TƯỞNG
Phạm Duy Nghĩa
Tranh nhau mua sắm ở những siêu thị lớn, bạn có thấy cũng hàng hoá Việt Nam, cô nhân viên thu ngân Việt Nam, song lãi thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Xôn xao đô thị mới văn minh, bạn có thấy đất của ta, tiền cũng của ta, song có ai hay lãi chảy về đâu. Ý tưởng đã làm nên sự khác biệt ấy. Một dân tộc mạnh không chỉ vì cơ bắp, dân tộc ấy phải được tự do sáng tạo, biết khuyến khích cuộc cạnh tranh giữa các ý tưởng và bảo vệ những ý tưởng ấy như tài sản của mình.
Tự do, ý tưởng, sáng tạo… không tự nhiên mà có, chúng là những đức tính quý của con người chỉ nảy mầm khi được ươm từ nhỏ tới lớn. Đại gia và hoa hậu, truyện vụ án giật gân và những chuyện tình ướt át, ươm khao khát tiêu dùng và thoả mãn cá nhân chúng ta sẽ nhận được những con người ích kỷ. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình và cộng đồng, nền đại học và giới truyền thông có công và có thể cũng sẽ có tội rất lớn khi góp phần tạo ra những nhân cách mới song chưa chắc đã văn minh cho tương lai.
Cùng lúc với một đạo luật về giáo dục đang được thảo luận tại Quốc hội, cám ơn sự khéo léo của những người làm báo, người dân Việt Nam được đọc hai loại ý kiến của người ta bàn về nền đại học nước mình. Trong văn hoá tranh luận, đúng hay sai chưa hẳn đã là mục đích chính, các lý lẽ mà hai bên đưa ra mới thực sự hấp dẫn người quan sát. Nghe người ta bàn tán tự do, có thể người nước ta mới có dịp suy ngẫm lại nền đại học của mình trong tĩnh lặng, công bằng, không thêm bớt phấn son.
Thời buổi đảo chao, tạo ra những con người biết nghĩ tự do, tự tin, biết khai thác ý tưởng của người khác và theo đuổi ý tưởng của riêng mình có thể cần là một tôn chỉ của nền giáo dục. Nhất là nền đại học, phải là nơi khuyến khích những người trẻ tuổi khám phá ý tưởng và lập thân với ý tưởng của mình.
Muốn làm được điều ấy, chắc là có rất nhiều việc phải làm. Người ta đang kêu gọi tự trị đại học, thêm tự quản cho các nhà trường, thay đổi cung cách quản trị các nhà trường. Người ta đã kêu gọi cạnh tranh giữa các trường và tăng thêm sự giám sát của các cơ quan quản lý giáo dục đối với việc dạy và học. Từ phía nhà trường và người làm nghề đi dạy, lối thuyết giảng một chiều phải được thay dần bởi những tương tác với sinh viên, khuyến khích người học tự tìm kiếm các chủ đề và thử nghiệm các phương pháp tìm kiếm ý tưởng khác nhau.
Và có lẽ, nền đại học cũng phải góp phần làm lan toả nhận thức rằng ý tưởng cũng là tài sản, là quyền lực, chúng cũng cần được bảo vệ thích hợp. Vì lẽ ấy, có thể trong các trường đại học, việc nghiên cứu và giảng dạy những ý niệm tối thiểu về tác quyền và sở hữu công nghiệp cho tất cả sinh viên cũng trở nên cần thiết. Chúng ta yếu vì không có những thể chế rõ ràng về quyền tư hữu. Khi ý tưởng, sáng tạo được nâng niu bảo vệ như tài sản thiêng liêng, khi những ai cản trở sự tự do suy nghĩ và sáng tạo ấy bị trừng phạt, nền đại học của chúng ta có cơ may trở thành những pháo đài của khai sáng, hơn là quẩn quanh sự nghiệp có thu, không góp vốn mà được kinh doanh sự săn tìm bằng cấp./.
Tự do, ý tưởng, sáng tạo… không tự nhiên mà có, chúng là những đức tính quý của con người chỉ nảy mầm khi được ươm từ nhỏ tới lớn. Đại gia và hoa hậu, truyện vụ án giật gân và những chuyện tình ướt át, ươm khao khát tiêu dùng và thoả mãn cá nhân chúng ta sẽ nhận được những con người ích kỷ. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình và cộng đồng, nền đại học và giới truyền thông có công và có thể cũng sẽ có tội rất lớn khi góp phần tạo ra những nhân cách mới song chưa chắc đã văn minh cho tương lai.
Cùng lúc với một đạo luật về giáo dục đang được thảo luận tại Quốc hội, cám ơn sự khéo léo của những người làm báo, người dân Việt Nam được đọc hai loại ý kiến của người ta bàn về nền đại học nước mình. Trong văn hoá tranh luận, đúng hay sai chưa hẳn đã là mục đích chính, các lý lẽ mà hai bên đưa ra mới thực sự hấp dẫn người quan sát. Nghe người ta bàn tán tự do, có thể người nước ta mới có dịp suy ngẫm lại nền đại học của mình trong tĩnh lặng, công bằng, không thêm bớt phấn son.
Thời buổi đảo chao, tạo ra những con người biết nghĩ tự do, tự tin, biết khai thác ý tưởng của người khác và theo đuổi ý tưởng của riêng mình có thể cần là một tôn chỉ của nền giáo dục. Nhất là nền đại học, phải là nơi khuyến khích những người trẻ tuổi khám phá ý tưởng và lập thân với ý tưởng của mình.
Muốn làm được điều ấy, chắc là có rất nhiều việc phải làm. Người ta đang kêu gọi tự trị đại học, thêm tự quản cho các nhà trường, thay đổi cung cách quản trị các nhà trường. Người ta đã kêu gọi cạnh tranh giữa các trường và tăng thêm sự giám sát của các cơ quan quản lý giáo dục đối với việc dạy và học. Từ phía nhà trường và người làm nghề đi dạy, lối thuyết giảng một chiều phải được thay dần bởi những tương tác với sinh viên, khuyến khích người học tự tìm kiếm các chủ đề và thử nghiệm các phương pháp tìm kiếm ý tưởng khác nhau.
Và có lẽ, nền đại học cũng phải góp phần làm lan toả nhận thức rằng ý tưởng cũng là tài sản, là quyền lực, chúng cũng cần được bảo vệ thích hợp. Vì lẽ ấy, có thể trong các trường đại học, việc nghiên cứu và giảng dạy những ý niệm tối thiểu về tác quyền và sở hữu công nghiệp cho tất cả sinh viên cũng trở nên cần thiết. Chúng ta yếu vì không có những thể chế rõ ràng về quyền tư hữu. Khi ý tưởng, sáng tạo được nâng niu bảo vệ như tài sản thiêng liêng, khi những ai cản trở sự tự do suy nghĩ và sáng tạo ấy bị trừng phạt, nền đại học của chúng ta có cơ may trở thành những pháo đài của khai sáng, hơn là quẩn quanh sự nghiệp có thu, không góp vốn mà được kinh doanh sự săn tìm bằng cấp./.
Comments