Vụ đắm đò thảm khốc hôm 30 tết ở Quảng Hải (Quảng Bình) đã được đưa ra xét xử. Án đã tuyên, phiên tòa tạm khép lại, song để công lý được xác lập vẫn còn nhiều việc phải làm.
Con đò mưu sinh, hai ông lái nghèo, tai nạn thương tâm và khung hình phạt 29 năm tù giam (phạt ông Nguyễn Minh Mậu 15 năm và Nguyễn Xuân Quý 14 năm), cách ly xã hội, nghĩa là 14-15 năm vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ, thiếu nơi nương tựa.
Án được tuyên trừng trị người có tội, án được tuyên răn đe hành vi phạm tội, án được tuyên nhằm lập lại kỷ cương, song cũng phải giúp tăng niềm tin vào công lý của cộng đồng.
Con đò nghèo ấy ngày qua ngày chở khách qua sông, công khai chứ không lén lút. Nhưng những người có trách nhiệm ở địa phương, thanh tra giao thông..., bao nhiêu lực lượng ấy đã góp phần gì cảnh báo ngăn ngừa nguy hiểm của chuyến đò bất hạnh?
Hiểm họa treo trên đầu bao nhiêu khách qua sông, nhưng những người sống bằng tiền thuế của dân liệu có tắc trách, vô cảm, không can ngăn, không răn đe, không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời.
Búa rìu của hình luật không nên chỉ giáng lên số phận bác lái đò nghèo, ít học. Đất nước của những dòng sông và những con đò, sớm chiều cặm cụi đưa khách tới bến, án lạnh lùng tuyên có nhớ đến tấm lòng khách qua sông mỗi khi gọi “đò ơi”.
Ngăn tai họa phải là trách nhiệm chung. Chen chúc qua sông, một thoáng vội trong ngày cuối năm, hành khách đôi khi cũng đùa với tử thần. Cả nể, cố cho hết chuyến, do cạn nghĩ và cẩu thả, đôi khi bác lái đò cũng đùa với số phận khách qua sông. Ngành giao thông đường thủy định ra luật lệ mà giám sát chiếu lệ, dễ dãi khi cấp phép và kiểm tra, thì luật lệ vẫn chỉ còn trên giấy.
Bản án giáo dục người sống, răn đe những bác lái đò, và phải góp phần răn đe cả những người giữ trọng trách cấp phép đăng ký lưu hành, cấp phép điều khiển phương tiện và bảo đảm an toàn cho giao thông đường thủy.
Nếu nhìn nhận như vậy, 29 năm tù giam cho hai bác lái đò nghèo mới chỉ là sự trừng trị. Vài cuộc họp kiểm điểm, phê bình chưa đủ sức cảnh báo, răn đe sự thờ ơ của chính quyền về những hiểm họa cho khách qua sông.
Phòng hơn chống, xây hơn phá, bao dung và yêu thương thường hơn cả trừng trị nặng nề. Án được tuyên phải giúp cộng đồng cảm nhận và thêm tin yêu vào công lý. Đạt được điều ấy, dường như còn rất nhiều việc phải làm.
Con đò mưu sinh, hai ông lái nghèo, tai nạn thương tâm và khung hình phạt 29 năm tù giam (phạt ông Nguyễn Minh Mậu 15 năm và Nguyễn Xuân Quý 14 năm), cách ly xã hội, nghĩa là 14-15 năm vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ, thiếu nơi nương tựa.
Án được tuyên trừng trị người có tội, án được tuyên răn đe hành vi phạm tội, án được tuyên nhằm lập lại kỷ cương, song cũng phải giúp tăng niềm tin vào công lý của cộng đồng.
Con đò nghèo ấy ngày qua ngày chở khách qua sông, công khai chứ không lén lút. Nhưng những người có trách nhiệm ở địa phương, thanh tra giao thông..., bao nhiêu lực lượng ấy đã góp phần gì cảnh báo ngăn ngừa nguy hiểm của chuyến đò bất hạnh?
Hiểm họa treo trên đầu bao nhiêu khách qua sông, nhưng những người sống bằng tiền thuế của dân liệu có tắc trách, vô cảm, không can ngăn, không răn đe, không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời.
Búa rìu của hình luật không nên chỉ giáng lên số phận bác lái đò nghèo, ít học. Đất nước của những dòng sông và những con đò, sớm chiều cặm cụi đưa khách tới bến, án lạnh lùng tuyên có nhớ đến tấm lòng khách qua sông mỗi khi gọi “đò ơi”.
Ngăn tai họa phải là trách nhiệm chung. Chen chúc qua sông, một thoáng vội trong ngày cuối năm, hành khách đôi khi cũng đùa với tử thần. Cả nể, cố cho hết chuyến, do cạn nghĩ và cẩu thả, đôi khi bác lái đò cũng đùa với số phận khách qua sông. Ngành giao thông đường thủy định ra luật lệ mà giám sát chiếu lệ, dễ dãi khi cấp phép và kiểm tra, thì luật lệ vẫn chỉ còn trên giấy.
Bản án giáo dục người sống, răn đe những bác lái đò, và phải góp phần răn đe cả những người giữ trọng trách cấp phép đăng ký lưu hành, cấp phép điều khiển phương tiện và bảo đảm an toàn cho giao thông đường thủy.
Nếu nhìn nhận như vậy, 29 năm tù giam cho hai bác lái đò nghèo mới chỉ là sự trừng trị. Vài cuộc họp kiểm điểm, phê bình chưa đủ sức cảnh báo, răn đe sự thờ ơ của chính quyền về những hiểm họa cho khách qua sông.
Phòng hơn chống, xây hơn phá, bao dung và yêu thương thường hơn cả trừng trị nặng nề. Án được tuyên phải giúp cộng đồng cảm nhận và thêm tin yêu vào công lý. Đạt được điều ấy, dường như còn rất nhiều việc phải làm.
Comments