NHÂN CHUYỆN TIỀN TẾT CỦA HỘ NGHÈO
Phạm Duy Nghĩa
Miếng khi đói bằng gói khi no, quà của chính quyền giúp người nghèo cùng hưởng Tết. Chỉ đáng tiếc, như dạo nào xà xẻo tiền cứu trợ, chút tiền Tết của người nghèo lần này cũng bị rơi rụng phần nào bởi một số trưởng thôn có quyền chia.
Xét về hiệu lệnh, văn bản của Chính phủ đã rất rành rọt: 200 nghìn đồng một người, mỗi hộ nghèo không quá 1 triệu đồng, danh sách hộ nghèo đã được lập. Như vậy, tiền Tết trợ giúp người nghèo là tiền mặt, không thể được thay thế bằng hiện vật, không thể khấu trừ để trả các khoản mà hộ nghèo còn nợ chính quyền, càng không cho phép các trưởng thôn tự tiện phân bổ lại.
Xét về thực thi, từ khi Quyết định của Thủ tướng được ban hành ngày 15/01/2009, cho đến Tết, các địa phương từ tỉnh, huyện tới thôn, xóm, phố, cụm dân cư có khoảng 10 ngày để nhận lệnh, nhận tiền và tổ chức cuộc phân chia. Người có dấu hiệu vi phạm phần lớn là các trưởng thôn, trưởng xóm ở những khu vực nghèo. Hối hả cuối năm, khoảng thời gian đó quả thật không nhiều để tổ chức thực hiện, thanh tra và giám sát một chính sách, dù là nhỏ, qua cả bốn cấp chính quyền.
Dù xà xẻo tiền Tết của hộ nghèo là việc đáng xấu hổ, song người đáng trách đâu chỉ gồm các trưởng thôn. Tiền Tết cũng là ngân khố chung, những người có quyền giữ và phân chia của công ấy thường có cơ hội lạm quyền. Quân xanh, quân đỏ, phần trăm cho các dự án đầu tư của Nhà nước đã làm gương xấu cho cán bộ từ cao tới thấp. Quyền càng lớn, nguy cơ lạm quyền càng cao. Lâu ngày thành thói quen, thuộc cấp nào mà chẳng nhìn thủ trưởng của mình để hành xử. Sự lãnh cảm với vung phí tài nguyên công khó mà nhận biết, chỉ thoảng khi lan dần tới những đợt phân phát tới xóm thôn, báo chí mới vội kết án những trưởng thôn vô cảm ăn chặn tiền Tết của dân nghèo.
Không chỉ nhân dịp Tết, hỗ trợ người nghèo, cứu tế, nghĩa thương rồi đây sẽ trở nên thường xuyên hơn khi các cuộc khủng hoảng lan dần tới nước ta. Tổ chức công việc ấy như thế nào cho trọn tình, vẹn nghĩa, tới được tay người nghèo với chi phí rơi vãi thấp nhất cần trở thành một quan tâm chính sách cấp thiết. Nói cách khác, đã đến lúc phải xây dựng một chính sách cứu trợ xã hội toàn diện với sự tham gia của tất cả các tổ chức thiện nguyện. Phúc lợi xã hội thường được chia sẻ bằng các chính sách công bằng, hơn là việc phân phát tiền mang tính nhất thời bởi cỗ máy hành chính bốn cấp vận hành với những quán tính quan liêu./.
Ghi chép nhân đọc viet-studies:
Tuyên bố chung ký ngày 01/06/2008 giữa lãnh đạo cao cấp nhất Việt-Trung đã cam kết bán quyền khai thác Bô-xít Đắc Nông cho công ty Tàu rồi (khoản giữa, điểm 5), thảo luận làm gì nữa. Bản tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam:
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080602092528
Phạm Duy Nghĩa
Miếng khi đói bằng gói khi no, quà của chính quyền giúp người nghèo cùng hưởng Tết. Chỉ đáng tiếc, như dạo nào xà xẻo tiền cứu trợ, chút tiền Tết của người nghèo lần này cũng bị rơi rụng phần nào bởi một số trưởng thôn có quyền chia.
Xét về hiệu lệnh, văn bản của Chính phủ đã rất rành rọt: 200 nghìn đồng một người, mỗi hộ nghèo không quá 1 triệu đồng, danh sách hộ nghèo đã được lập. Như vậy, tiền Tết trợ giúp người nghèo là tiền mặt, không thể được thay thế bằng hiện vật, không thể khấu trừ để trả các khoản mà hộ nghèo còn nợ chính quyền, càng không cho phép các trưởng thôn tự tiện phân bổ lại.
Xét về thực thi, từ khi Quyết định của Thủ tướng được ban hành ngày 15/01/2009, cho đến Tết, các địa phương từ tỉnh, huyện tới thôn, xóm, phố, cụm dân cư có khoảng 10 ngày để nhận lệnh, nhận tiền và tổ chức cuộc phân chia. Người có dấu hiệu vi phạm phần lớn là các trưởng thôn, trưởng xóm ở những khu vực nghèo. Hối hả cuối năm, khoảng thời gian đó quả thật không nhiều để tổ chức thực hiện, thanh tra và giám sát một chính sách, dù là nhỏ, qua cả bốn cấp chính quyền.
Dù xà xẻo tiền Tết của hộ nghèo là việc đáng xấu hổ, song người đáng trách đâu chỉ gồm các trưởng thôn. Tiền Tết cũng là ngân khố chung, những người có quyền giữ và phân chia của công ấy thường có cơ hội lạm quyền. Quân xanh, quân đỏ, phần trăm cho các dự án đầu tư của Nhà nước đã làm gương xấu cho cán bộ từ cao tới thấp. Quyền càng lớn, nguy cơ lạm quyền càng cao. Lâu ngày thành thói quen, thuộc cấp nào mà chẳng nhìn thủ trưởng của mình để hành xử. Sự lãnh cảm với vung phí tài nguyên công khó mà nhận biết, chỉ thoảng khi lan dần tới những đợt phân phát tới xóm thôn, báo chí mới vội kết án những trưởng thôn vô cảm ăn chặn tiền Tết của dân nghèo.
Không chỉ nhân dịp Tết, hỗ trợ người nghèo, cứu tế, nghĩa thương rồi đây sẽ trở nên thường xuyên hơn khi các cuộc khủng hoảng lan dần tới nước ta. Tổ chức công việc ấy như thế nào cho trọn tình, vẹn nghĩa, tới được tay người nghèo với chi phí rơi vãi thấp nhất cần trở thành một quan tâm chính sách cấp thiết. Nói cách khác, đã đến lúc phải xây dựng một chính sách cứu trợ xã hội toàn diện với sự tham gia của tất cả các tổ chức thiện nguyện. Phúc lợi xã hội thường được chia sẻ bằng các chính sách công bằng, hơn là việc phân phát tiền mang tính nhất thời bởi cỗ máy hành chính bốn cấp vận hành với những quán tính quan liêu./.
Ghi chép nhân đọc viet-studies:
Tuyên bố chung ký ngày 01/06/2008 giữa lãnh đạo cao cấp nhất Việt-Trung đã cam kết bán quyền khai thác Bô-xít Đắc Nông cho công ty Tàu rồi (khoản giữa, điểm 5), thảo luận làm gì nữa. Bản tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam:
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080602092528
Comments