TT, Thứ Hai, 04/02/2008, 10:34 (GMT+7)
Tết của chung
TT - Trong cái rét lạnh cóng, những cành bàng khẳng khiu níu lấy nhau chờ những nụ mưa xuân. Chừng nào còn nguôi ngoai nhớ lúa nhớ vườn, chừng đó người Việt Nam vẫn còn nhớ tết. Giao cảm với đất trời, với tổ tiên và đón chờ vận mới, một phút giây nghĩ đến tết đã chợt thấy vui, ấm áp lạ thường.
Trong thế giới inh ỏi còi loa của cuộc mưu sinh, ngoài phút giây riêng tư ấy, tết còn là của chung, của sẻ chia và gợi nhắc trách nhiệm cộng đồng. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã diễn ra, nước chảy chỗ trũng, sự giàu có ở đâu mà chẳng dồn đọng nơi những người có năng lực, có quan hệ và khả năng tiệm cận các nguồn tài nguyên. Theo chuẩn nghèo mới dự báo áp dụng đến năm 2010, ở nước ta cứ bốn hộ thì một hộ còn nghèo. Tết có đến với em bé chân trần phong phanh miền sơn cước hay chị hàng rong mệt mỏi lùi dần trước lấp lánh phồn hoa.
Giúp người nghèo cũng có tết, vì lẽ ấy là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, và có lẽ cũng là một phần đạo đức công dân. Tài chính quốc gia ở một xứ đang chuyển đổi về cơ bản nằm trong tay Nhà nước, liệu cách mà chúng ta chi tiêu cho giáo dục, y tế, đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh... có thật sự hỗ trợ người nghèo, hay lại trải rộng chi phí cho dân nghèo và giúp thu lợi cho các nhóm dân cư thiểu số?
Nếu 3/4 ngân sách y tế được dành cho chi thường xuyên của các bệnh viện, phần lớn ở tuyến trung ương và một phần chưa đáng kể được chi cho y tế dự phòng, không ngạc nhiên khi phần lớn các khoản chi ấy chỉ có lợi cho những ai có khả năng sử dụng dịch vụ của bệnh viện, mà chẳng thể vào tay người nghèo.
Chính sách đền bù và thu hồi đất cho các dự án kinh doanh, dù đã gắng gượng điều chỉnh liên tục, vẫn chưa thể mang lại công bằng. Tết của chung, chung vui cùng những doanh nhân tự tin trên những chiếc Rolls-Royce láng cóng trị giá hàng chục tỉ đồng, song một mái ấm cho người bị thu hồi đất và bùi ngùi rời nơi mình lớn lên một thuở... cũng phải được nâng niu xây đắp. Lớn lên cùng doanh nhân, điều ấy đúng, song cũng phải làm cho mọi chính sách có bộ mặt con người. Không chỉ vinh danh lợi nhuận, trách nhiệm xã hội của doanh nhân cũng phải được khuếch trương. Giới chủ và thợ phải được tự do thương lượng mới mong có an ninh xã hội.
Làm cho tết trở thành của chung, chính sách nhà nước phải ghi nhận thỏa đáng mọi cố gắng bớt nghèo của toàn xã hội. Thuế phải được miễn hoặc giảm đáng kể cho doanh nhân giúp đào tạo nghề và tạo việc làm cho con em hộ nghèo, cho mọi hoạt động gây quĩ thiện nguyện của người hữu sản. Thì cũng thế, mọi danh hiệu hay huân chương, huy chương thiêng liêng của đất nước này cũng nên có phần dành cho những người tiên phong "lá lành đùm lá rách, nối vòng tay lớn" mà chia sẻ phúc lợi với đồng bào.
Tết của chung
TT - Trong cái rét lạnh cóng, những cành bàng khẳng khiu níu lấy nhau chờ những nụ mưa xuân. Chừng nào còn nguôi ngoai nhớ lúa nhớ vườn, chừng đó người Việt Nam vẫn còn nhớ tết. Giao cảm với đất trời, với tổ tiên và đón chờ vận mới, một phút giây nghĩ đến tết đã chợt thấy vui, ấm áp lạ thường.
Trong thế giới inh ỏi còi loa của cuộc mưu sinh, ngoài phút giây riêng tư ấy, tết còn là của chung, của sẻ chia và gợi nhắc trách nhiệm cộng đồng. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã diễn ra, nước chảy chỗ trũng, sự giàu có ở đâu mà chẳng dồn đọng nơi những người có năng lực, có quan hệ và khả năng tiệm cận các nguồn tài nguyên. Theo chuẩn nghèo mới dự báo áp dụng đến năm 2010, ở nước ta cứ bốn hộ thì một hộ còn nghèo. Tết có đến với em bé chân trần phong phanh miền sơn cước hay chị hàng rong mệt mỏi lùi dần trước lấp lánh phồn hoa.
Giúp người nghèo cũng có tết, vì lẽ ấy là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, và có lẽ cũng là một phần đạo đức công dân. Tài chính quốc gia ở một xứ đang chuyển đổi về cơ bản nằm trong tay Nhà nước, liệu cách mà chúng ta chi tiêu cho giáo dục, y tế, đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh... có thật sự hỗ trợ người nghèo, hay lại trải rộng chi phí cho dân nghèo và giúp thu lợi cho các nhóm dân cư thiểu số?
Nếu 3/4 ngân sách y tế được dành cho chi thường xuyên của các bệnh viện, phần lớn ở tuyến trung ương và một phần chưa đáng kể được chi cho y tế dự phòng, không ngạc nhiên khi phần lớn các khoản chi ấy chỉ có lợi cho những ai có khả năng sử dụng dịch vụ của bệnh viện, mà chẳng thể vào tay người nghèo.
Chính sách đền bù và thu hồi đất cho các dự án kinh doanh, dù đã gắng gượng điều chỉnh liên tục, vẫn chưa thể mang lại công bằng. Tết của chung, chung vui cùng những doanh nhân tự tin trên những chiếc Rolls-Royce láng cóng trị giá hàng chục tỉ đồng, song một mái ấm cho người bị thu hồi đất và bùi ngùi rời nơi mình lớn lên một thuở... cũng phải được nâng niu xây đắp. Lớn lên cùng doanh nhân, điều ấy đúng, song cũng phải làm cho mọi chính sách có bộ mặt con người. Không chỉ vinh danh lợi nhuận, trách nhiệm xã hội của doanh nhân cũng phải được khuếch trương. Giới chủ và thợ phải được tự do thương lượng mới mong có an ninh xã hội.
Làm cho tết trở thành của chung, chính sách nhà nước phải ghi nhận thỏa đáng mọi cố gắng bớt nghèo của toàn xã hội. Thuế phải được miễn hoặc giảm đáng kể cho doanh nhân giúp đào tạo nghề và tạo việc làm cho con em hộ nghèo, cho mọi hoạt động gây quĩ thiện nguyện của người hữu sản. Thì cũng thế, mọi danh hiệu hay huân chương, huy chương thiêng liêng của đất nước này cũng nên có phần dành cho những người tiên phong "lá lành đùm lá rách, nối vòng tay lớn" mà chia sẻ phúc lợi với đồng bào.
Comments