Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2007

Dòng sông Ninh Cơ

Sắp tới lễ Vu Lan, có một bài viết khá thú vị dưới đây của Nguyễn Đức Tuyên, xin gửi tặng những ai đã lớn lên bên dòng Ninh Cơ. Có thể vài thông tin từ bài viết cần được kiểm chứng lại, song ngoài “sự đa nghi” vốn có của kẻ học luật, với quê hương có ai nỡ nặng lời … Dòng sông Ninh Cơ [Bài của Nguyễn Đức Tuyên] Phát nguyên từ đất mẹ Bách Việt, nay đã bị người Tàu chiếm ngự, Sông Hồng vừa là khởi nguyên vừa là hướng đạo cho cuộc đông nam tiến của tổ tiên ta trải rộng một vùng phù sa tam giác, tài bồi qua năm tháng lấn chiếm một vùng biển Đông. Sông Hồng đi tới vùng Xuân Trường ngày nay thì vì địa thế đất đai hay vì một cơ duyên huyền bí nào đó, mở ra một con sông nhánh là Sông Ninh Cơ, giống như cánh tay dài của người mẹ yêu thương vươn ra che chở, bao bọc và tưới mát một vùng đất phì nhiêu, khởi đầu là hướng bắc nam, rồi cũng như đời người chuân chuyên, phải rẽ sang hướng đông bắc-tây nam, ở vùng Trung Linh, mãi tới Ninh Cường lại thêm môt lần chuyển hướng bắc nam rồi xuôi dòng hòa nhậ...

Vụ án "con bạc triệu đô": Tranh luận cũng cần có văn hóa

TRANH LUẬN CŨNG CẦN CÓ VĂN HÓA Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ 08/08/2007 Thế là vụ án “con bạc triệu đô” rồi cũng đã được đưa ra xét xử. Có nhiều lý do để luật sư hành nghề muốn nhận bào chữa cho những bị cáo nổi tiếng này. Họ ráng sức tranh luận tại phiên tòa, những mong công lý được xác lập kể cả với những người đã bị sóng gió dư luận tung lên hạ xuống hơn một năm qua. Cuộc tranh luận bắt đầu bằng chiếc còng trên tay các bị cáo. Chừng nào chưa bị tòa tuyên phạm pháp thì người ta vẫn được xem là vô tội, vì lẽ ấy vài năm nay bị cáo không còn phải xuất hiện trước các phiên xử công khai với đồng phục tạm giam. Đã bớt nhìn xuống bị cáo với miệt từ đại loại như “y, thị, hắn, nó”.. song thẩm phán và công tố viên nước ta còn cần thêm thời gian để quen với “ông, bà bị can”. “Con bạc triệu đô” vẫn xuất hiện trước ống kính của báo giới với chiếc còng trên tay. Quyền tháo chiếc còng ấy để bị cáo đỡ lom khom trước vành móng ngựa, theo tòa án, thuộc quyền của cảnh sát. Thường thì văn hóa trong phòng xử...

Về với trời xanh...

VỀ VỚI TRỜI XANH, GIÓ NẮNG VÀ NHỮNG HÀNG BIA TRẮNG (Bài đã đăng trên Tuổi trẻ 28/07/2007) Đang lơ đãng với “tuổi teen sành điệu” và “bội thực vui chơi có thưởng”, bạn tôi vội buông tờ báo khi hai đứa con trai mới lớn tự đề xuất cả nhà làm một chuyến về với miền Trung. Gọn như thủa nào còn là người lính, cha con họ chốc đã tới Vịnh Mốc, Hiền Lương, Bến Hải, về với những hàng bia trắng, bầu trời xanh và gió nắng. Ở nơi ấy hố bom không còn nữa, rừng cao su và những vườn tiêu xanh mướt đã đẩy lùi cát trắng. Những đứa trẻ nhìn ra Cồn Cỏ, lần đi từng bước trong địa đạo và lặng lẽ thắp những nén nhang. Không thể chỉ được dạy suông và học thuộc trong nhà trường, lịch sử của một dân tộc cần được lan truyền tới con cháu qua những cảm nhận rất đỗi riêng tư. Cả núi chữ nghĩa cũng không thể tạo nên nhân cách, nếu những người trẻ thời nay không còn rung cảm như các thế hệ cha anh trước những đau đớn, mất mát của con người. Một tai nạn xảy ra trên phố, xin hãy tôn vinh hiếm hoi những bàn tay nâng...

Chen chân tìm chỗ học lớp 10

VỪA CÓ NGHỀ, VỪA CÓ BẰNG TÚ TÀI Phạm Duy Nghĩa Bỏ hệ bán công, chưa kịp chuẩn bị các trường tư và trường dạy nghề, hàng vạn học sinh và phụ huynh của họ chợt ùn tắc trước cổng các trường phổ thông trung học. Giấc mơ có được một tấm bằng tú tài bỗng trở nên xa xôi, kể cả với những trò có học lực khá. Điều ấm ức ấy, thêm một lần nữa, báo động về những chính sách giáo dục rất cần được cách tân. Sự ùn tắc trước cuộc thi vào lớp 10 năm nay có lẽ có thể dự báo trước được, khi số lượng các trường trung học không thể tăng trong khi quyền tuyển sinh hệ bán công bị bãi bỏ. Dù có muốn bớt nỗi lo âu cho các phụ huynh, song quả thực quan chức ngành giáo dục khó có thể hành xử tùy tiện, khi các chính sách cải cách đó đã được ban hành và có hiệu lực. Điều có thể đáng mong đợi ở các cấp chính quyền vì vậy chỉ có thể là các chính sách giáo dục cần được thảo luận với đủ lí lẽ và đa chiều hơn. Nếu làm được như vậy người ta sẽ tĩnh tâm hơn dù có nôn nóng muốn bỏ hệ bán công, song cũng phải có đủ thời gian...

Suy nghĩ về vai trò của truyền thông

TỪ HÀNH CHÍNH-SỰ NGHIỆP TỚI TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ Bài đã đăng trên Tia sáng 07/2007 Bài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay. Thế nào là truyền thông? Sau mỗi lần nhấp chuột là vô tận các trang tin điện tử và blog cá nhân nhấp nháy suốt ngày đêm. Cùng với báo hình, báo giấy, báo ảnh, đài phát và truyền thanh lan nhanh đến hương thôn, từ truyền tin một chiều, truyền thông đã trở thành một ngành dịch vụ thỏa cơn khát thông tin đa dạng của hàng triệu khách hàng. Hơn thế nữa, truyền thông còn là kênh dẫn chính quyền đối thoại với người dân, là dung môi nơi doanh nghiệp đối thoại với người tiêu dùng. Như dòng thác dư luận, truyền thông đã trở thành một quyền lực đầy sức mạnh trong xã hội đương đại. Muốn khơi dậy, khuếch trương và cương tỏa quyền lực ấy vì lợi ích của nhân dân, báo chí trước hết phải được độc lập về tài chính, tự lo lấy kinh phí và chịu trách nhiệm trước bạn đọc về...