Trùm
thực dân, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer nhiệm kỳ 1897-1902, trong Hồi ký Xứ
Đông Dương thuộc Pháp, có những trang ghi chép thật tỉ mỉ về Nam Định khi ông
ta thăm vùng quê này.
Cách đây 1 thế kỷ,
thời đó Nam Định là trung tâm văn hóa lớn thứ 2 ở Bắc Kỳ, cạnh tranh ráo riết với
Hà Nội.
Cứ 3 năm có một kỳ
thi Hương. Chỉ có khoảng 3% số thí sinh dự thi lấy được bằng Tú tài. Năm 1900 tại
kỳ thi Hương ở Nam Định có 1 vạn Nho sinh dự thi, tự mang theo lều chõng và người
hầu, trải qua nhiều vòng loại, cuối cùng chỉ có 300 người được cấp bằng
Tú tài. Đỗ kỳ thi Hương mới có quyền thi Hội, vượt qua thi Hội mới tham gia thi
Đình, nếu đỗ tại kỳ thi đó mới được tuyển dụng vào ngạch quan.
Doumer cũng mô tả nền giáo dục thời đó và cho rằng chỉ với khoảng 5 quyển sách, người ta đã dạy cho con trẻ đủ các phẩm chất để làm người.
Trùm
thực dân tất nhiên cũng mô tả rất tỉ mỉ cấu trúc vận hành của các làng xã Bắc Kỳ,
và lý do hệ thống cai trị đó có thể phục vụ đắc lực cho người Pháp. Kết quả thật
kinh ngạc: một năm sau khi Doumer nhậm chức,(khi ấy ông ta ở tuổi 38), xứ Đông Dương đã tự cân đối được tài
chính (nói theo ngôn ngữ bây giờ). Hết nhiệm kỳ 5 năm, Doumer về nước (sau này trúng cử Tổng thống Pháp
ở tuổi 74), để lại vô số cơ sở
hạ tầng cho đến nay vẫn còn ý nghĩa quan trọng đối với nước ta: cầu Long Biên,
cầu Tràng Tiền, hệ thống đường sắt.