Khẩn.
Phú Yên đề nghị Trung ương và Hội nhà báo bớt đưa tin phá rừng, để yên cho
tỉnh chọn gái đẹp. Còn nhớ, Thanh Hóa cũng đã đề nghị báo chí dừng đưa tin về cô gái thăng tiến thần tốc mà không rõ lý do.
Những ví dụ lặp đi lặp lại này cho thấy: nếu không bị ép, chẳng chính quyền nào chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Có ba điều có thể quan sát. Thứ nhất, hệ thống cảnh
báo ở địa phương dường như không còn mấy tác dụng. Ông Hội trưởng bảo vệ
môi trường ở Phú Yên vẫn tỉnh queo cho rằng phá rừng làm sân golf là bình thường,
không hại gì đến môi trường. Thứ hai, phân quyền cho địa phương mà chưa có cách
ràng buộc kiểm soát quyền lực có thể dẫn tới nhiều tai hại, nền kinh tế cả nước
bị phân tán, thiếu quy hoạch, tài nguyên mạnh tỉnh nào tỉnh đó tận khai thác.
Và thứ ba, né tránh trách nhiệm, các quan chức địa phương che chắn cho nhau,
tìm mọi cách chặn đứng sự tham gia điều tra, phát hiện sai phạm của báo chí.
Cách
đây một năm, cá chết, bốn tỉnh miền Trung điêu đứng. Người chịu trách nhiệm trực
tiếp từ phía chính quyền ắt phải là người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh đã mời gọi
Formosa đầu tư vào quê hương mà bất chấp cái giá phải trả cho con cháu mai sau.
Ông này liền sau đó trúng cử Quốc hội, lại còn trúng nhiều chức khác trong Ủy
ban kinh tế và Liên minh các HTX. Xem thế mới rõ hệ thống tuyển lựa và thưởng
phạt quan chức địa phương ở nước ta có trục trặc. Trong số đó, trục trặc lớn nhất
là chính quyền không còn đủ dũng cảm để lắng nghe nhân dân và làm cho tiếng dân
vang dội hơn trong mọi chính sách của mình.
Để
làm rõ hơn trách nhiệm của quan chức địa phương trước nhân dân, chí ít có vài việc cần
làm:
Thứ
nhất, báo chí phải được tự do đưa tin, phản biện, tranh luận về bất cứ chính
sách gì. Chính quyền Phú Yên có thể ưu tiên chọn gái đẹp, song những người dân
nghèo sống nhờ biển nhờ rừng lại thiết tha yêu mến những rặng dương nơi họ đã
sinh ra và lớn lên hơn cả những cô hoa hậu. Hãy để báo chí là dung môi cho
tranh luận xã hội, hãy buộc chính quyền phải giải trình và thảo luận công khai.
Dự án sử dụng tài nguyên công cộng nào, như đất công, rừng, biển, vay nợ, tiền
công, đều phải được điều trần công khai với sự tham gia của người dân.
Thứ
hai, Hiến pháp 2013 ghi nhận rất nhiều quyền dân chủ trực tiếp của người dân.
Đáng tiếc, các dự luật về hội, luật biểu tình đều được lùi dần sau 2018. Chúng
ta lo sợ các cuộc tụ tập đông người trái ý của chính quyền. Song nếu chính quyền
chưa đúng thì người dân phải được quyền tụ tập để buộc chính quyền đối thoại, lắng
nghe, và điều chỉnh những chính sách chưa đúng, chưa trúng của mình.
Sai
thì phải sửa, có lỗi thì phải nhận, có tội thì phải chịu trừng phạt. Ngoài chỉ
đạo và văn bản của cấp trên, ngoài luật của chính quyền, còn có luật nhân quả,
luật của cuộc đời. Quan chức dù to đến mấy cũng chỉ là người phàm, hết quan hoàn dân, huân
huy chương nào rồi cũng sẽ hoen gỉ theo thời gian, song hủy hoại
quê hương muôn đời dân oán./.