BÉ GÁI VÀ CẢNH SÁT ĐIỀU TRA
Triệu tập cháu gái 7 tuổi ra trụ sở cảnh sát để lấy tin cho một vụ trọng án, người điều tra không một chút băn khoăn: điều gì luật không cấm thì cảnh sát có thể làm, trong thường ngày phòng chống tội phạm ai mà nhớ được những chuyện nhỏ nhoi. Song, một ánh mắt lo lắng tìm nơi bấu víu của con trẻ có làm cho người lớn động lòng?
Cảnh giác với những đại sự, đôi khi người ta quên chăm chút cho sự tử tế đời thường; nguy cơ lớn có ai ngờ có nguyên căn từ những bất đắc chí tích góp hàng ngày. Tìm đến cảnh sát, người ta mong sự bình yên che chở. Song dường như sự tin yêu ấy cũng cần thêm vun đắp mới mong có một ngày người ta không còn cảm giác e sợ, ngại ngùng khi phải gặp công an.
Vì vẫn còn chút xa cách ấy, việc bé gái 7 tuổi bị công an mời lên trụ sở mới thành chuyện xã hội đáng quan tâm. Điều gì luật không cấm, không có nghĩa là cảnh sát có thể được làm. Nhân danh công lực, người cảnh sát chỉ được thực thi những biện pháp nghiệp vụ được pháp luật cho phép. Nếu biện pháp ấy có thể làm cho con trẻ lo âu, thì lại càng phải suy xét thêm. Tham gia đủ loại công ước bảo vệ quyền của trẻ em và những nhóm yếu thế trong xã hội, nước ta chẳng thiếu luật lệ để minh chứng bảo hộ dân quyền.
Điều gì luật không cấm, không có nghĩa là cảnh sát được tự do. Sự tự do to lớn ấy chỉ được dành cho người dân, mà không thể trao cho các cơ quan nhà nước và nhân viên của bộ máy ấy. Nước mạnh vì người dân được thoả sức mưu cầu hạnh phúc chứ mấy khi nước mạnh bởi bộ máy quyền lực tự do tung hoành.Một thoáng vô tình, vì được việc của mình đôi khi ta quên những thân phận con người. Luật pháp tử tế, vì lẽ ấy phải ràng buộc nhân viên nhà nước vào những nguyên tắc khắt khe hơn để những thoáng vô tình ấy không còn xảy ra.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=303972&ChannelID=6
Triệu tập cháu gái 7 tuổi ra trụ sở cảnh sát để lấy tin cho một vụ trọng án, người điều tra không một chút băn khoăn: điều gì luật không cấm thì cảnh sát có thể làm, trong thường ngày phòng chống tội phạm ai mà nhớ được những chuyện nhỏ nhoi. Song, một ánh mắt lo lắng tìm nơi bấu víu của con trẻ có làm cho người lớn động lòng?
Cảnh giác với những đại sự, đôi khi người ta quên chăm chút cho sự tử tế đời thường; nguy cơ lớn có ai ngờ có nguyên căn từ những bất đắc chí tích góp hàng ngày. Tìm đến cảnh sát, người ta mong sự bình yên che chở. Song dường như sự tin yêu ấy cũng cần thêm vun đắp mới mong có một ngày người ta không còn cảm giác e sợ, ngại ngùng khi phải gặp công an.
Vì vẫn còn chút xa cách ấy, việc bé gái 7 tuổi bị công an mời lên trụ sở mới thành chuyện xã hội đáng quan tâm. Điều gì luật không cấm, không có nghĩa là cảnh sát có thể được làm. Nhân danh công lực, người cảnh sát chỉ được thực thi những biện pháp nghiệp vụ được pháp luật cho phép. Nếu biện pháp ấy có thể làm cho con trẻ lo âu, thì lại càng phải suy xét thêm. Tham gia đủ loại công ước bảo vệ quyền của trẻ em và những nhóm yếu thế trong xã hội, nước ta chẳng thiếu luật lệ để minh chứng bảo hộ dân quyền.
Điều gì luật không cấm, không có nghĩa là cảnh sát được tự do. Sự tự do to lớn ấy chỉ được dành cho người dân, mà không thể trao cho các cơ quan nhà nước và nhân viên của bộ máy ấy. Nước mạnh vì người dân được thoả sức mưu cầu hạnh phúc chứ mấy khi nước mạnh bởi bộ máy quyền lực tự do tung hoành.Một thoáng vô tình, vì được việc của mình đôi khi ta quên những thân phận con người. Luật pháp tử tế, vì lẽ ấy phải ràng buộc nhân viên nhà nước vào những nguyên tắc khắt khe hơn để những thoáng vô tình ấy không còn xảy ra.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=303972&ChannelID=6
Comments