Skip to main content

Posts

Bay cùng đàn sếu

Tuổi trẻ ngày 01/02/2025: Để vỗ cánh bay cùng đàn sếu Tuổi trẻ ngày 25/10/2006 (gần 20 năm trước): Bay cùng đàn sếu Dẫn đầu bởi đất nước mặt trời mọc, sau chặng đường phát triển thần kỳ trong suốt thế kỷ qua, đàn sếu Á Đông vẫn sẽ là một trong các thế lực to lớn góp phần kéo phẳng thế giới này. Cùng với chuyến công du mới đây tại Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mơ ước về một nước VN sải cánh bay cùng các quốc gia đồng văn lại có thêm cơ hội nhích dần thành sự thật. Người ta dự báo mối quan tâm của giới đầu tư Nhật Bản vào thị trường nước ta đang gia tăng đáng kể, phần do môi trường kinh doanh ở ta đã trở nên thân thiện hơn, phần cũng do nước láng giềng Trung Quốc đã ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của cả thế giới. Trong một thế giới biến động, những dòng tiền không ngừng tuôn chảy vượt qua mọi biên giới; có gom gió của thời đại để cất cánh được xa hay không hoàn toàn do nội lực của chúng ta. Các thế lực canh tân Nhật Bản đã giành lấy thời cơ, chấp nhận các ...

Nhân đọc Tuyển tập Huy Nam: Họ không là phía bên kia

  Nhân đọc Tuyển tập Huy Nam: Họ không là phía bên kia Xuân Ất Tỵ Tết, nhàn tản, cũng như mọi người, tôi có vài sở thích, có thể cổ quái, đọc những gì mà tôi có và nghe những thứ mà tôi thích. Bất chợt, giữa vườn, đàn gà nháo nhác chạy tán loạn, những âm thanh của hơn sáu thập niên trước, khi hai con người nhỏ bé bước những bước đi vĩ đại đầu tiên trên mặt trăng. Còn một người thứ ba nữa, chờ trên tàu mẹ, hai ngày ở đâu đó giữa mặt trăng và mặt trời, cách xa trái đất, ông ấy thưa chuyện với Chúa, qua “Phần tối của Mặt trăng”.   Hay “Làn gió của đổi mới”, giữa gầm gừ Chiến tranh lạnh, bức tường ngột ngạt sụp đổ, khoảng không mênh mông mở ra, “Bọ cạp” đôi khi phát ra những thanh âm dịu dàng đến không ngờ. “Tương thích & Phát triển bắt kịp”, cuốn sách của tác giả Huy Nam, bắt đầu với thời đại ấy, không còn phe ta để mà dựa, nước Việt Nam phải tự cứu lấy mình. Ngơ ngác, vụng về, hầu như tay trắng, tôi ở Đông Âu hay bạn là thuyền nhân ở Quận Cam, người Việt nào bước r...

Nhàn đàm về thể chế

  1.            Dẫn nhập : Đầu năm 1845 khi phê bình triết gia Feuerbach, Karl Marx, lúc ấy còn khá trẻ, đã viết câu trên đây, câu sau này được dịch sang tiếng Anh và khắc trên mộ của ngài “ Die Philosophen haben die Welt nur verschieden  interpretirt , es kömmt drauf an sie zu  verändern - các triết gia chỉ tìm cách giải thích thế giới khác nhau, cái chính là phải tìm cách thay đổi thế giới ấy”. Gần 180 năm sau, Acemoglu & đồng sự, nhận được giải Nobel năm 2024, vì những đóng góp giải thích các nền văn minh thịnh hay suy tàn là do thể chế. Điều ấy đúng, hoặc đúng một phần. Nhân dịp này, cựu học viên Fulbright mời chúng tôi mạn đàm về thể chế. “Kỷ nguyên vươn mình”, nếu các bạn thích dùng chữ ấy, mong sẽ là tỉnh thức, bắt đầu với hành động. Nói đã đủ nhiều, đến lúc phải làm, làm nhiều hơn. Ở đất nước chúng ta, vinh quang thuộc về những con người hành động, công khai hay thầm lặng, ngày mỗi ngày bền bỉ làm cho thể chế n...

Học và Dạy Luật Đất đai trong các trường luật ở Việt Nam

Tặng các bạn học và dạy Luật Đất đai 1.       Dẫn đề : Nước ta đã có gần 100 cơ sở đào tạo luật (để thuận tiện, sau đây gọi chung là các trường luật). Ở bậc cử nhân, các trường luật thường giảng dạy Môn học Luật Đất đai. Nội dung giảng dạy môn học này ở các trường khá giống nhau, bám sát cấu trúc của Luật Đất đai, thường bắt đầu từ Chế độ sở hữu, Các loại đất, Quyền & Nghĩa vụ của Người sử dụng đất, cho tới Hành chính đất đai và Giải quyết tranh chấp đất đai. Trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực, nội dung đồ sộ của đạo luật này cần được nghiên cứu & giảng dạy như thế nào cho hiệu quả. Trong khuôn khổ Hội thảo tại một trường luật như Khoa Luật ĐH Mở TPHCM, sẽ là hữu ích, nếu có thể góp phần tìm hiểu đạo luật mới này, song đồng thời cũng tìm cách đổi mới cách nghiên cứu, giảng dạy pháp luật đất đai, giúp cho môn học này hấp dẫn, thiết thực hơn với người học. Phần thảo luận dưới đây góp phần vào 2 nội dung nêu trên. 2.    ...

Ngổn ngang Công lý-Phần 2: Quản trị Tòa án-Công việc nhìn từ bên trong

  Phần 2: Quản trị tòa án- Công việc nhìn từ bên trong     26.       Tòa án Yorktown: Tòa án Yorktown Circuit Court tọa lạc trong một ngôi nhà xinh xắn, lùi sau cái sân cỏ rất rộng, không có cổng, và cũng không có tường bao. Bang Virginia, với khoảng 9 triệu dân, có hơn 30 cái tòa ở cấp này, mỗi tòa có từ 2-15 thẩm phán, tùy theo nhu cầu công việc. Thẩm quyền của cấp tòa này được giới hạn, xử các án hình sự có mức hình phạt không quá 12 tháng tù và các án dân sự có giá ngạch không quá 50.000 đô la. Dưới cấp tòa án này còn có tòa án quận, dưới tòa án quận còn có nhân viên pháp lý (gọi là magistrates) tiếp nhận các yêu cầu pháp lý của người dân và giải quyết các vụ việc theo ủy quyền mà không cần tranh tụng, chắc có thể so sánh được với bộ phận pháp chế ở cấp phường ở nước ta. Bên trên tòa án Yorktown Circuit Court còn có tòa phúc thẩm, và cuối cùng là Tòa tối cao của bang Virginia với 6 thẩm phán. Đại thể 95-96% các vụ án ở Mỹ sẽ được giải qu...