Skip to main content

Posts

Showing posts from March, 2012

Đằng sau mỗi chức quan

Cháy ván cờ, một ông, hai ông, lại lòi ra ba ông quan nho nhỏ thừa tiền cá cược hàng tỷ đồng cho mỗi ván cờ. Bạc tỷ… đối với hàng triệu người vẫn đang mơ có được mức lương tối thiểu trên đất nước này, nghĩa là tổng cộng tiền công cho lao động của của hàng nghìn con người không ăn không tiêu suốt một tháng trời. Ẩn sau những ván cờ tiền tỷ ấy, của nổi của chìm lộ dần sau mỗi chức quan. Của nổi, ấy là dinh thự, đất đai, vốn cổ phần, tiền bạc chu cấp cho người thân du học hoặc hưởng các dịch vụ y tế tiên tiến ngày càng nhiều ở nước ngoài. Của chìm, ấy chính là quyền lực của nhân dân được trao cho cơ quan nhà nước, tới tay nhà chức trách, quyền lực công nếu không được giám sát chặt chẽ có nguy cơ lén lút trở thành những lộc riêng. Như cái kim trong túi lâu ngày rồi cũng lòi ra, thêm một vụ đánh cờ tiền tỷ là nguy cơ giảm đi một chút sự tôn trọng của nhân dân đối với bộ máy những người có chức quyền trên đất nước này. Mất niềm tin của dân, chính quyền có nguy cơ mất dần sự chính danh. ...

Trong vong vay cua phi duong bo

TRONG VÒNG VÂY CỦA PHÍ ĐƯỜNG BỘ Không phải ai cũng có cánh, né cao tốc, gặp quốc lộ, nếu Nhà nước quyết định đặt thêm trạm thu phí ở Quốc lộ 1 để thu phí các xe né đường cao tốc TPHCM- Trung Lương thì các chủ xe hết dần đường lựa chọn. Phí tăng thì cước vận tải sẽ tăng, chi phí cuối cùng sẽ đổ dồn lên đầu từng người dân. Bất hợp lý của việc thu phí đường bộ, nếu không sớm được giải quyết hợp lý, sẽ lan nhanh thành những bất bình lớn không phải chỉ của các chủ xe. Bởi vậy, thay vì mãi né tránh và chạy trốn các khoản phí cao ngất đó, cần có những phân tích thấu đáo hơn về tính chính danh của từng loại phí đó. Để làm quốc lộ, nhà nước đã thu hồi đất của dân, tiêu tiền từ ngân sách của dân, vay nợ nước ngoài dân cũng phải trả. Có công bằng không bắt người dân phải trả phí sử dụng quốc lộ cao ngất chỉ vì họ né đường cao tốc. Muốn chính danh, chính sách trước hết phải hợp đạo lý. Tự do đi lại là một quyền làm người căn bản được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Thì cũng thế, người dân c...
Thêm một lời bàn về thể chế bảo hiến Từ hơn 10 năm trở lại đây, tình hình nghiên cứu các mô hình và bài học nước ngoài về thể chế bảo hiến trên các diễn đàn hoạch định chính sách và hàn lâm ở VN trở nên sôi nổi, bởi vì quyết định lựa chọn một trong vô số mô hình đã là khó, song làm thế nào để mô hình được chọn đó sống, hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa VN mới là điều khó gấp bội. Minh họa: Khều Trong lịch sử hiến pháp Việt Nam, dấu ấn của phân quyền và chế ước đã xuất hiện sớm trong bản Hiến pháp năm 1946. Có thể so sánh vị thế của Chủ tịch nước với nghị viện nhân dân theo Hiến pháp 1946 để làm rõ ý này. Các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 về sau này đi theo mô hình Hiến pháp Xô Viết không thực hiện tam quyền phân lập. Mãi đến 2001 bản Hiến pháp mới dè dặt được sửa thêm rằng quyền lực nhà nước cần có sự phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, ý niệm về phân chia và kiểm soát các quyền lực công cộng n...
Obama kế bên ông Mao? Spiegel đưa tin hôm nay dân Mỹ biểu tình bên ngoài Tối cao pháp viện, bên thì ủng hộ Obama và chủ nghĩa xã hội, bên thì đòi tự do. Chính quyền Obama tiến đến chủ nghĩa xã hội, Việt Nam tiến đến chủ nghĩa tư bản... một thời đại của đổi thay dữ dội.
Tin đáng suy nghĩ Một bạn đọc của TT cho hay : Sáu năm trước, nợ gốc và lãi nước ngoài mà VN phải trả là 2 tỷ USD, năm nay đã hơn 4 tỷ USD (85.000 tỷ đồng). Nếu thu các loại phí mới đối với xe hơi và phí đường bộ như được loan tin, gom lại cũng được 21.000 tỷ, đóng góp 1/4 số tiền nợ gốc và lãi phải trả nước ngoài hàng năm. Té ra là thế, tăng các loại phí không chỉ vì ùn tắc giao thông. Dân mình è cổ cõng nợ quốc gia.
Ông Tiến sĩ văng tục và một xã hội chán ghét sự giả dối Một ông thầy văng tục khi giảng tại trường HSB (Hà Nội). Xem clip thấy buổi giảng có vẻ cuốn hút người nghe. Thật bất ngờ, trên mạng hàng chục ngàn người được báo GDVN phỏng vấn cho rằng chuyện văng tục khi giảng là bình thường, thậm chí còn khen ông thầy này dạy hay. Rất ít người phản đối. Có vẻ như quá ngán sự giản dối ẩn sau nhiều chiếc mũ cao áo dài, người ta bỗng thèm một chút thực thà, thô ráp, kể cả thô tục.
Ngày Phụ nữ vùng lên Khắp nơi là hoa, hình như ngày 08/03 ở VN đã trở thành ngày biết ơn những người mẹ, người chị, người em gái... chẳng ai nhớ đến nguồn gốc thật sự của ngày ấy là những cuộc biểu tình nổi dậy đòi nữ quyền của đàn bà lao động, bắt đầu bởi chị em thợ dệt thợ may từ Bắc Mỹ lan dần sang tới Tây Âu. Những người đàn bà vô sản vùng lên đòi quyền bầu cử, quyền sống, quyền được tham gia đời sống chính trị, họ học cách tập hợp lực lượng chống lại giới chủ và nhà cầm quyền. Hình như từ năm 1927, Quốc tế của những người phụ nữ cộng sản ấn định ngày ấy thành ngày truyền thống đấu tranh của chị em, rồi từ đó 1975 Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố ngày đó là ngày đòi nữ quyền. Khắp nơi là hoa, là tiệc tùng, là những lời tán tụng...
Những đại biểu giàu sụ của nhân dân Trung Hoa Ở một quốc gia thu nhập bình quân đầu người hàng năm chưa quá 2400 USD, chỉ riêng 70 Đại biểu của Nhân-Đại (Quốc hội Trung Quốc) đã có tài sản lên tới 89 tỷ USD. Trong khi đó tài sản của tất cả nghị sĩ lưỡng viện, Tổng thống, toàn bộ Nội các, cùng tài sản của chín thẩm phán Tòa tối cao Hoa Kỳ, cộng lại là 660 người, chỉ đạt được 7.5 tỷ USD. Lưu ý: Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ đạt gần 38.000 USD/năm. Nhân-Đại gồm 3000 đại biểu, mỗi phiên họp chưa quá 10 ngày, kỳ họp năm nay bắt đầu từ 05/03/2012 với những màn kèn trống hoành tráng, các công ty sự kiện chăm sóc các đoàn đại biểu Quốc hội khéo léo như lễ tân đón khách hàng. Làm đại biểu Quốc hội ở nước ấy chắc thật là dễ chịu. Đọc thêm TT 08/03/2012: Quốc hội hay biểu diễn thời trang