Skip to main content

Posts

Showing posts from September, 2010
Rạch ròi công tư Biển rộng bao la, đó là giấc mơ ngày xưa của những người thạo văn chương. Thoát khỏi cổ chai trong truyện cổ tích, cái bóng tư hữu lan trùm lên phố phường, đồng ruộng, rừng núi và bờ biển; dưới bàn tay phù thủy của thị trường, đất nước liền một dải biến hóa thành hàng chục, hàng trăm triệu ô thửa của những ông chủ cũ và mới đang dần dần lộ diện. Trong cơn khát sở hữu tư nhân ấy, nếu không có một chính quyền mạnh mẽ và biết cách can thiệp một cách chuyên nghiệp, những công viên, bờ biển, phong cảnh đẹp, không khí trong lành khó mà giữ mãi làm của chung. Kìa là đất rừng diện tích lớn vừa đúng bằng tỉnh Tây Ninh đã được giao cho nước ngoài kinh doanh, kìa là những bãi biển công cộng nay đã lọt thỏm trong tay các nhà kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng. Nếu không bảo vệ được sở hữu công cộng, ai có cơ hội cũng lăm le cơi nới biến của công thành của riêng mình. Từ chút không gian chung nơi chung cư, tới công viên, bờ biển, chúng ta không giữ được của chung vì khô...
Ăn ở với Hà Nội Vượt cầu phao sông Đuống, qua đất cũ Cổ Loa, những chiếc lô cốt mốc meo từ thời thuộc Tây vẫn vô tình sót lại quanh cầu Đa Phúc. Từ Đền Hùng, qua Vĩnh Yên, cùng dòng xe xuôi Hà Nội, những chiếc máy bay nối đuôi nhau hạ cánh trong những chiều thu yên bình. Thành phố đang được làm mới, đâu là những dáng xưa cũ của đất Thăng Long. Nghìn năm cũ là một lý do mới cho cuộc đua tiêu tiền lớn của chính quyền. Song không đến rồi đi như những phong trào, lễ hội thường là một sinh hoạt tín ngưỡng, hết lễ rồi mới đến hội, truyền đức tin, lòng thành kính của một cộng đồng người tri ân tiền nhân và gửi khát khao tới hậu thế. Kỷ niệm một ngàn năm đất thủ đô, cũng là một dịp để người thời nay suy nghĩ nên ăn ở ra sao với vùng đất thiêng này. Long Thành và Kẻ Chợ ngày xưa nhỏ bé nhiều lần so với vùng đất được gọi là Hà Nội ngày nay. Người đi kẻ ở, những luồng di cư to lớn đã làm cho đại đa số người sống ở Hà Nội thời nay chỉ biết đến nơi ấy như là đất trú ngụ, làm ăn, nơi mưu sinh hơn là...

Điếu Ngư và Hoàng Sa

Vì sao trong những ngày này người Trung Quốc được tự do biểu tình trước Đại Sứ Quán Nhật Bản phản đối người Nhật, đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư, trong khi đó dân ta lại chẳng được hưởng cái quyền biểu lộ cơn giận dữ ấy. Vì sao chỉ có một thuyền trưởng bị lưu giữ, chính quyền Bắc Kinh đã huy động cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ chống Nhật, trong khi đó hàng chục ngư dân Thanh Hóa bị bắn, hàng trăm lượt ngư dân Lý Sơn bị bắt, bị cướp, bị đánh đập khi đánh cá trên ngư trường Hoàng Sa cũ của tổ tiên mình mà Chính phủ nước ta không dám có một lời lên án những hành vi ấy của nhà cầm quyền Trung Hoa. Mềm quá đôi khi hóa hèn.