Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2010
Thêm một dòng sông chết... Xả trộm nước thải độc, bớt lỗ trên dưới 100 triệu đồng mỗi tháng, lãnh đạo một công ty ở Hải Dương khai rằng để khỏi chết ngay công ty của ông ta phải giết chết sông suối Việt Nam một cách từ từ. Ai là chủ mưu, ai là đồng phạm cho thiên nhiên nước ta khô héo mỗi ngày. Các Mác vĩ nhân từng nói, nếu tỷ suất lợi nhuận lên 300% thì tự treo cổ mình lên nhà tư bản cũng sẵn sàng làm. Vì lợi riêng, có nhà tư bản ngoại quốc nào bỏ tiền ra mà giữ sông giữ suối, giữ rừng, giữ biển làm lợi cho con cháu chúng ta. Tận khai phá, chưa hết Vedan giết sông thị Vải nay lại đến Tung Kuang. Từ Bắc chí Nam, các tỉnh đua nhau mời gọi đầu tư, đằng sau những con số GDP tăng trưởng hào nhoáng đôi khi là tài nguyên hao mòn, bệnh tật và những nguy cơ tiềm ẩn đầu độc giống nòi. Khi thị trường bất lực thì chính quyền phải can thiệp. Để tài nguyên bị cướp bóc, lỗi không chỉ bởi các nhà tư bản, lỗi trước hết là bởi chính quyền. Tản quyền cấp phép đầu tư, không hề áp đặt...
KHI THANH TRA GIAO THÔNG PHẠM LUẬT Đã phạm luật giao thông, đối mặt với cảnh sát, có tin đưa rằng một ông Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT còn rút thẻ khoe danh tính của mình. Nếu quả đúng như vậy thì một giây ứng xử không khéo, thành chuyện của làng báo, ồn ào một lát rồi lại chìm, đến bao giờ quan phạm luật cũng nhất loạt bị xử như dân thường ở đất nước chúng ta. Phó chánh thanh tra chỉ là một chức quan nhỏ, có thể như một bản năng ông ấy rút thẻ những mong tước vị tạo ra ngoại lệ cho mình. Ngôi càng cao thì quyền càng lớn, quyền càng lớn thì ngoại lệ càng nhiều, luật pháp bất vị thân là mơ ước tự ngàn xưa, song để điều mơ ước ấy trở thành thực tế còn rất nhiều việc phải làm. Quan cũng như dân, đã phạm luật thì phải bị xử như nhau. Ấy là chuyện công bằng về trách nhiệm pháp lý, bởi quan cũng là người, ai trên đời mà chẳng mắc sai lầm. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm pháp lý ấy, người làm quan đáng ra còn phải chịu một thứ trách nhiệm nữa được gọi là trách nhiệm giải trình. Nhận sự ủy trị từ ...