Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2009
RẦM RỘ TÌNH YÊU Phạm Duy Nghĩa Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, chắc là ít nơi trên thế gian này người ta đón cái ngày nhà giáo tựa một cái tết nho nhỏ như ở thủ đô nước ta. Yêu thầy nào là những hoa, những inh ỏi trống kèn mít tinh kỷ niệm, những bữa tiệc, những cuộc viếng thăm và… quà. Phong tục xưa có nguy cơ nhoà dần trong ồn ào những trơ trẽn của thời đại vật chất. Biết ơn là một phẩm hạnh cao quý, song bày tỏ lòng tri ân ấy ra sao chắc cũng nên bàn. Nhìn những đứa trẻ quê tung tăng đi tết thầy tôi thầm mong chúng còn nhiều ngây thơ hơn con nhà thành phố. Hy vọng là thế, bởi trước đó hàng tuần cô bé lớp trưởng đã nhắc cả lớp đóng tiền mua quà thăm thầy cô, cái việc xin tiền cha mẹ và cùng nhau chọn quà cho thầy cô có thể sẽ đọng lại trong đầu con trẻ lâu hơn là những tình cảm biết ơn. Người thành phố thường ít con hơn, muốn con hay chữ ai chẳng mong có dịp thăm thầy. Các trường đại học dịp lễ thầy cô tưng bừng quà cáp, chắc là vẫn còn nhiều tình, song tôi không thoát khỏi những suy t...

20/11: Mot bai viet cach day may nam

Chép lại bài cũ 22/11/2005: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài Từ mười năm nay tôi đón Ngày nhà giáo như đón gió đông về. Những bó hoa, những lời chúc chen giữa những thế hệ học trò nhọc nhằn mưu sinh. Người ta trở nên nhiều lời một đôi ngày, để rồi “lối cũ ta về”, chỉ còn lại vô vàn lời chất vấn cho ngành giáo dục. Từ sách giáo khoa cho đến đồng phục đại học, sức ép cải cách sự dạy và học đã nổi đầy trên mặt báo. Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta... Yếu vì chưa bao giờ dám so mình Các trường đại học nước ta yếu, yếu vì chúng ta chưa bao giờ dám so mình với thế giới bên ngoài. Không thể lọt vào danh sách 55 trường có uy tín ở Đông Nam Á, hi hữu có bài nghiên cứu đăng đàn quốc tế, hàng trăm trường đại học VN trở thành “ngoại hạng” chẳng thể so sánh với ai. Để ganh đua giành giật lấy thịnh vượng thời nay, ngoài cơ bắp, một dân tộc chỉ mạnh...

Mat viec vi co bang dai hoc

MẤT VIỆC VÌ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC Phạm Duy Nghĩa Hàng ngàn bạn đọc chia sẻ nỗi bất bình của cô cử nhân trẻ đã mất việc chỉ vì có bằng đại học. Thua kiện ở toà án tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình kháng cáo, Toà án nhân dân tối cao huỷ án sơ thẩm. Sau gần 3 năm không công ăn việc làm, cuộc lao đao tìm công lý của cô gái trẻ lại bắt đầu. Người ta vẫn bảo xứ ta ham học. 16 năm đèn sách, công bằng là ở chỗ những cố gắng báo hiếu cha mẹ và tự lập thân của những người trẻ tuổi phải được xã hội ghi nhận. Có thể quan liêu cố tìm “cử nhân cao đẳng” như Sở Nội vụ Quảng Bình, cũng có thể vô cảm đưa đi đẩy lại như trường hợp cô cử nhân đỗ ưu về tỉnh Nghệ An hàng năm chờ việc, có thể chỗ làm ấy đã được xếp sẵn cho trăm mối quen thân, cũng có thể còn thiếu ở đâu đó những chiếc phong bì.. nguyên nhân dù có khác nhau, song cách đối xử không công bằng ấy nếu được lặp lại và trở thành chuyện thường ngày thì thật đáng báo động. Thứ nhất, cách đối xử ấy tạo ra những tín hiệu lệch lạc về giá trị sống làm người. “V...