Skip to main content

Posts

Showing posts from March, 2008

Thang ba: Tan man ve tai chinh cong

THÁNG BA: TẢN MẠN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG Phạm Duy Nghĩa Cuối năm ngoái, Bộ NN và PTNT ước tính có tới 122 loại phí, quỹ và đóng góp khác đè nặng nông dân Việt Nam. Tình cảnh bên ta có vẻ chẳng mấy khác so với thực tế mà một ông Lý Xương Bình nào đó đã cả gan nói thật với thủ tướng nước Tàu. Như mọi chuyện trồi lên chìm xuống tựa vô tình trên mặt báo, mới đây người ta lại loan tin “loạn thu phí” ở vài địa phương. Có đủ loại “phí đầu người”, “phí đầu công”, những khoản đóng góp tự nguyện được chuyển thành bắt buộc. Dù rằng những khoản thu ấy không quá lớn so với người giàu, song tích dần thành gánh nặng, chúng trở nên bức bách đối với người nghèo. Cùng tình cảnh ấy ở đô thị, loạn thu phí trước hết gây phiền nhiều cho tiểu thương, người buôn bán và dịch vụ lặt vặt, cho các chủ cửa hàng, loạn thu phí trông giữ xe máy, phí an ninh đủ loại làm mệt thị dân. Phường, xã là cấp chính quyền đáng lẽ phải thân dân, gần dân nhất; nếu ngay ở những nơi ấy đã bắt đầu phiền nhiễu, khó có thể chờ đợi dân chún

Luat an toan thuc pham: Xay dung mon hoc

PHÁC THẢO MÔN HỌC TỰ CHỌN: LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Hiện nay các môn tự chọn của LKD chỉ gồm các lĩnh vực pháp luật liên quan tới: giải quyết tranh chấp, phá sản, an sinh xã hội, cạnh tranh, và thị trường chứng khoán. Có một nhu cầu bổ sung các môn học mới, trang bị cho người học kiến thức pháp luật gần với cuộc sống, trong đó có pháp luật về an toàn thực phẩm. Cơ sở pháp lý cho môn học này hiện nay cũng đã được ban hành, gồm các quy định về trách nhiệm của người sản xuất trong BLDS, PL về vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 và Nghị định 163/2004/ND-CP hướng dẫn thi hành PL. Nhìn rộng hơn, có thể nghiên cứu các quy định của BLHS 1999, các quy định về quản lý thị trường. Về mặt thiết chế, ít nhất có các cơ quan sau có thể liên đới: y tế, quản lý thị trường, hải quan và thương mại. Thực tế các vụ vi phạm PL cũng có thể cung cấp vô số tình huống thảo luận cho người học, từ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng tiêu dùng giả. Để góp phần xây dựng môn học chuyên ngành Luật vệ sinh an toàn thực p

Gop phan tim hieu van hoa phap luat

GÓP PHẦN TÌM HIỂU VĂN HÓA PHÁP LUẬT Phạm Duy Nghĩa [công bố trên Tạp chí của ĐHQG số tới ] Bài viết dưới đây bàn về văn hóa pháp luật của một quốc gia. Sau phần tranh luận về khái niệm văn hóa pháp luật và phạm vi ứng dụng của khái niệm này, bài viết phân tích mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật quốc gia trong tương tác với khu vực và quốc tế, từng bước nhận diện những lát cắt và tiêu chí đánh giá hay đo lường của văn hóa pháp luật của một quốc gia. ( Ảnh bên: Một phiên xử án thời thực dân). Góp phần tranh luận về khái niệm và khả năng ứng dụng của văn hóa pháp luật Văn hóa là cách chúng ta sống-một cách quan niệm mơ hồ và tùy thích, rất Việt. Thì cũng thế, văn hóa pháp luật là một khái niệm khó định dạng; tuy nhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu này cần mặc định hình hài của nó để xây dựng tiêu chí đánh giá. Văn hóa có thể hiểu ở trạng thái tĩnh, song cũng có thể nghiên cứu trong quá trình biến đổi của nó. Trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia là một thang nấc trong quá trình tiế

Tieng dan-ai thau

TIẾNG DÂN, AI THẤU? Phạm Duy Nghĩa Vừa khựng lại thị trường nhà đất, chao đảo chứng khoán, những tiếng kêu cứu đã vang trên mặt báo. Trâu bò, lúa mạ chết rét, có ai kêu cho nông sản mất giá và những đồng lương còm dần không đủ bữa ăn. Lạm phát chắc là thiệt hại cho cả những nhà đầu tư và giới chủ, song vừa có tiền lại thạo cách dùng thông tin, lo lắng của họ mau chóng được tri hô cho cả xã hội biết. Thế còn ai lo cho tiếng nói của giới cần lao? Ai đã sống những năm tháng khó khăn thời bao cấp chắc vẫn còn run lo những đợt đổi tiền. Chỉ có điều bây giờ đã khác xưa nhiều lắm; lạm phát chỉ làm nghèo thêm nông dân, giới thợ thuyền và những người sống bởi đồng lương mà ít ảnh hưởng hơn đến người có nhà cho thuê, có cổ tức để hưởng hoặc đi “trẩy hội gửi tiền”. Lo giữ giá trị đồng tiền cũng là lo giữ lấy niềm tin của người dân, mất niềm tin ấy liệu con thuyền chính quyền có chống đỡ được chòng trành những con sóng dữ. Đẩy lùi và căn cơ ngăn ngừa lạm phát, vì lẽ ấy là yêu mến giới cần lao, là

Nguoi dan va mieng banh ngan sach

NGƯỜI DÂN VÀ MIẾNG BÁNH NGÂN SÁCH (Đã đăng trên: TT, 02/03/2008) Trong khi dân nghèo co kéo từng đồng chi tiêu hàng ngày, các ngành giáo dục, y tế.. luôn kêu thiếu tiền lại không thể giải ngân hết hàng trăm tỷ đồng kinh phí được chia. Miếng bánh ngân sách phình nhanh bởi tiền thu về từ cho thuê đất và hóa giá công sản phải chăng chỉ có vị ngọt, và chút lộc nếu có ấy liệu có được cùng chia cùng hưởng giữa các tầng lớp dân cư. Như cha mẹ lo liệu kiếm tiền và chi tiêu cho cả gia đình, lo kiếm nguồn thu ổn định cho ngân sách quốc gia và chi dùng của công có lẽ cũng là một việc hệ trọng mà ông chủ nhân dân cần được biết. Thay mặt cho dân, vì lẽ ấy cơ quan dân cử phải có quyền đáng kể trong quản lý và chi dùng của công. Như người ta thường bảo ngân sách gồm có các nguồn thu và các khoản chi. Xén từng lô đất rồi cho thuê, khoản thu bán quyền dùng đất ấy đang tăng trong túi tiền các địa phương, song đất đai và tài nguyên đều có hạn, có vẻ như nguồn thu thuế từ lời lãi của các công ty, từ thuế